NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 159

đã có ảnh hưởng Tây phương, có lẽ qua hành lang Nhục Chi. Nhưng cạnh
đồ gốm Lỗ Ma Ni có đồ gốm hoàn toàn không chịu ảnh hưởng Tây phương
nào hết, tức Hoa tộc đã bắt đầu có dân tộc tính. Đó là đồ gốm Mã Trương ở
Cam Túc.

Cả ba loại đồ gốm ấy đều ở Cam Túc, mà Hạ và Thương đều lại đóng đô

nơi khác là Sơn Tây và Hà Nam.

Sơn Tây cũng không có đồ gốm.

Quyển L’Art de la Chine của nhà xuất bản Larousse viết rằng: An Dương

nơi đào được Kinh Đô Triều Ca của nhà Ân là ở Sơn Tây. Nhưng sách giáo
khoa của Tàu lại vẽ dư đồ ghi rằng An Dương ở Bắc Hà Nam, cách sông
Hoàng Hà hai trăm cây số. Có lẽ ông Tây đã lầm, chớ lẽ nào sách giáo khoa
của ông Tàu lại lầm được. Ông Tây lầm hai tỉnh đó có biên giới chung,
Nam Sơn Tây và Bắc Hà Nam dính lại, mà An Dương thì nằm gần sát ranh
giới.

Tại sao không có đồ gốm ở Sơn Tây? Nên biết rằng nhà Hạ đóng đô ở

Sơn Tây, nhưng người ta chưa tìm được Kinh Đô đó, nhưng văn minh nhà
Hạ thì lan tràn khắp nơi, ở địa bàn đầu tiên là Cam Túc cũng có.

Văn minh nhà Thương cũng thế. Kinh đô sơ điệp của nhà Thương cũng

lại tìm thấy ở Cam Túc thì không có gì lạ, vì người ta chưa tìm được Kinh
đô Hào.

Với đồ gốm đen ở Long Sơn (Sơn Đông) thì kỹ thuật đất nung đã lên tới

nghệ thuật, vì họ làm được thật mỏng, chỉ dày có ba li tây. Nhưng không
định tuổi được đồ gốm nầy một cách chắc chắn, chỉ biết rằng nó không chịu
ảnh hưởng Tây phương và, có lẽ đó là đồ gốm Mạt Điệp Thương, do bọn
Cơ Tử phát minh, bọn nầy là trung thần nhà Thương bị nhà Thương cầm tù,
được Chu phóng thích rồi họ di cư sang phương Đông để khai hóa rợ Tam
Hán ở Triều Tiên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.