Nhưng họ không đi thẳng, mà ghé dọc đường, từng trạm một, và gieo rắc
văn minh Thương dọc đường, văn minh nầy tiếp tục tiến lên mặc dầu
Thương đã bị diệt.
Tây Chu ở Thiểm Tây không có gì đặc sắc vì đó là một trào đại trọng võ
(nhà Chu bận diệt Khuyển Nhung để bành trướng biên cương ở đó) bằng
chứng là đồ đồng của Chu sau Thương, nhưng lại kém hơn Thương nhiều
bực.
Hai trào đại Chu, Tần là hai trào đại nhà quê của kẻ xông pha tên đạn ở
biên cương, oai hùng thì có nhưng bất kể nghệ thuật. Trong khi đó thì mạt
điệp nhà Thương là trào đại sa đọa và duy mỹ.
Cái luật bất di bất dịch đó, ở chơn trời nào cũng có, buổi ban đầu của một
trào đại rất oai hùng nhưng cũng rất quê mùa, còn mạt điệp thì tế nhị, xa xỉ,
lãng mạn và sa đọa.
Nhưng Chu, Tần không có cái mạt điệp, ấy vì Chu bị chủ hầu lấn quyền
vào mạt điệp không có tiền để mà xa xỉ, còn Tần thì trước sau có ba mươi
năm, thì không có mạt điệp kịp.
A-phòng-cung danh tiếng của Tàu, chỉ bắt chước kiến trúc của các chư
hầu nhưng phóng đại ra chớ không có gì đặc sắc cả.
Nói Chu không có là không có cái gì độc đáo của thời ấy, nhưng họ vẫn
có đồ gốm để ăn uống chớ sao không, nhưng không mang đặc thù như đồ
gốm Cam Túc và Sơn Đông. Không được xem là tiêu biểu cho cái gì hết,
nên các nhà đào bới họ có thể đã gặp được đồ của Chu nhưng không có
trình làng.
Nhưng rồi thì Đông Chu sẽ có, tại Hà Nam. Nhưng đồ gốm đen Hà Nam
chỉ là bắt chước đồ gốm đen Long Sơn (Sơn Đông) mà thôi.