Thế nên rồi các chư hầu người Tàu phải liên kết với nhau để đánh đuổi
thì Khuyển Nhung mới chịu về nước. Kẻ có công nhiều nhứt trong trận đó
là chư hầu Tần, đương giữ tước Tử thì được nhảy lên tước Bá.
Xem đó thì Tần không có vẻ gì là Khuyển Nhung hết, và ta theo sử Tàu,
thì xóa được sự mâu thuẫn là vua Chu, thấy mặt mày của Khuyển Nhung dữ
tợn quá, hoảng sợ nên phải thiên đô, rồi lại nhờ Khuyển Nhung hộ tống để
mà thiên đô!!!
Sử Tàu đã chắc đúng kể từ đời Tây Chu nầy thì không còn muốn nói gì
thì nói nữa như về các trào Nghiêu Thuấn, ai là dân nào đều được biết chắc
ít lắm cũng từ năm 841 T.K. Đó là điều chắc chắn được tất cả mọi người
công nhận. Đó là năm mà hai ông đại thần Châu, Triệu giữ quyền nhiếp
chính vì vua nhà Chu bôn đào sau một cuộc nổi loạn của dân chúng.
Sử thành văn từ đời đó còn đủ. Mà vào năm đó thì một người Tàu được
phong ở đất Tần, đó là tổ của nhà Tần, thay cho Chu để hoàn thành sứ mạng
mà Thương giao cho Chu, là diệt Khuyển Nhung.
Thế thì còn Khuyển Nhung nào mà trá hình làm Tần được?
Sử về trước đó rất là buồn cười, như Mạnh Tử bảo rằng vua Thuấn là rợ
Đông Di. Giáo sư Kim Định bèn chụp lấy mà khen vua Nghiêu đáo để, vì
ông ta là người Tàu mà dám truyền ngôi cho Việt là làm một cuộc cách
mạng to lớn quá sức.
Nhưng Tư Mã Thiên đã đính chánh điều đó. Vua Thuấn là người Tàu bị
xem là Đông Di vì thói quen thời đó là như thế. Hùng Dịch là người Tàu,
thế mà được phong ở đất Nam Man Kinh Cức thì cứ bị người Tàu khác gọi
là Nam Man khiến con cháu ông ta cũng mang mặc cảm Nam Man và có
lần thốt lên lời than rằng ông ta là man di.
Cái thói quen cổ thời của Tàu cũng có lý do chớ chẳng phải không. Khi
mà ta lên lập nghiệp ở Kontum lâu đời quá, ta hóa ra quê đi, và bị thiên hạ