NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 163

đồng hóa ta với người Sơ Đăng. Phương chi tổ vua Thuấn và tổ của Hùng
Dịch quả đã có cưới con gái Đông Di và Nam Man làm vợ thì vua Thuấn và
Hùng Địch là người lai, nhưng vẫn cứ là Tàu.

Tra từ điển Từ Hải ta cũng thấy từ điển ấy cho biết rằng tổ tiên và con

cháu của vua Thuấn đều được phong ở đất Đông Di, chỉ có thế thôi, chớ
ông ta là người Tàu.

Nhưng đến thời Cộng Hòa Châu, Triệu (841 T.K.) thì sử đã thành văn,

không nói tầm ruồng như trước được nữa, thành thử những gì xảy ra từ năm
đó đến nay, phải theo sử chớ không thể diễn dịch và quy nạp mà thành sự.

Hậu Nghệ, kẻ đã tạm cướp ngôi vua nhà Hạ, cũng bị gọi là người rợ

Đông Di, nhưng có bằng chứng hay không, hay y cũng cứ là rợ theo lối vua
Thuấn và Hùng Dịch?

Trong một bức tượng chạm vào đá, đào được và đăng ảnh trong quyển

L’Art de la Chine. Hậu Nghệ được chạm hình mặc y phục Trung Hoa, nhứt
là cây cung mà y cầm để bắn rụng chín cái mặt trời là cung Tàu. Cung Tàu
khác hẳn với cung Việt là ở cái nơi mà người cầm cung, cây cung cong vào
bên trong.

Hậu Nghệ lại đứng trên nóc nhà, mà đó là nóc nhà ngói mái thẳng theo

kiểu Tàu đời xưa, chớ không có cong vớt lên như mái nhà của Mã Lai.

Người ta tự hỏi những Lý Tiến, Lý Cầm mà sử Tàu chép lại là người

Giao Chỉ, có quả thật là người Việt hay không? Thói quen của Tàu là như
thế đó, họ chỉ nguồn cội của một cá nhân bằng sinh quán. Sinh quán không
hề chỉ chủng tộc, theo họ.

Vào năm 200 S.K. có người Việt được làm quan bên Tàu, thế sao, sau đó,

người Việt tiến bộ hơn nhiều một trăm lần hơn, lại không được?

*

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.