NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 24

9. Một kiểu nhà tranh của Nhựt Bổn (gốc Mã Lai) nhưng nóc nhà

mô chớ không thẳng. Mô là biến dạng của oằn, hễ không oằn thì
mô, chớ không ưa thẳng.

10. Kiểu cổng nhà điển hình của Nhựt Bổn (gốc Mã Lai) nhại theo

nóc nhà oằn của chủng tộc. Tóm lại tánh cách Mã Lai thật rõ rệt
nơi các cổ vật Đông Sơn.

Danh xưng quá chuyên môn Indonésien, chẳng những làm rối trí người

thường mà còn làm cho cả đến học giả lầm lẫn nữa.

Nhưng chẳng những ta lầm lẫn về cái danh xưng gây ngộ nhận là danh

xưng Indonésien, ta lại còn lầm lẫn về một danh xưng khác, không có gây
ngộ nhận, đó là danh xưng Mélanésien. Thế nên những sách khảo cứu của
ta rất xuôi ngược về mặt chủng tộc học. Ở cái điểm ấy, ta hiểu lầm người
Âu châu, rồi ta lại hiểu lầm ta.

Một vài học giả của ta lầm lẫn chủng Mã Lai với chủng Mê-la-nê-diêng

(Mélanésien) chẳng hạn như sử gia Nguyễn Phương và học giả Lê Văn
Siêu, có lẽ vì từ Mã Lai hơi giống từ Mê La về giọng đọc.

Trong Việt Nam thời khai sinh, trang 46, sử gia họ Nguyễn viết: “Như thế

chủ trương rằng giống Mê-la-nê đã từ miền biển du nhập vào vùng cổ Việt,
không phải là không có lý. Chẳng những họ đã từ đại dương tràn vào cổ
Việt, mà còn tràn vào cả lục địa Trung Hoa nữa. Ngày nay sử sách Trung

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.