Quốc vẫn nói rằng “Mã Lai chủng” đã chiếm nước đó trước khi nòi giống
Trung Hoa bắt đầu xuất hiện”.
Câu trên đây cho thấy rõ rằng sử gia Nguyễn Phương hiểu rằng Mê-la-nê
= Mã Lai chủng.
Nhà học giả Lê Văn Siêu, trong Việt Nam văn minh sử cương, trang 17
viết: “Căn cứ vào những đồ đá trau để dấu vết ở Hòa Bình và Bắc Trung
Việt, Lào, Thái Lan, Mã Lai, và những xương sọ người đào thấy ở hang
động Hòa Bình và Bắc Sơn có nhiều triệu chứng đó là giống Úc châu và
Mã Lai (Papou-Mélanésien), thì nhiều nhà bác học lại cho rằng giống dân
ở hải đảo Mã Lai đã di cư lên đất liền”.
Sự sai lầm, trong câu trên đây, không phải ở lời phỏng đoán của các nhà
bác học được ám chỉ đến trong câu văn đó, mà là ở lối dịch:
Papou Mélanésien = Úc Mã Lai
Danh xưng Mê-La-Nê-Diêng gốc Hy Lạp, chỉ có thể dịch là hắc-nhân-
đảo (Homme noir des iles), nhưng vì không đúng nên không ai dịch làm gì.
Đó là dân thuộc chủng da đen hoàn toàn và tóc quăn quíu, còn chủng
Indonésien tức Mã Lai không thuộc chủng da đen còn tóc thì dợn sóng chớ
không quăn quíu.
Về mặt chủng tộc học, Mélanésien chỉ có một nghĩa: đó là Mê-la-nê-
diêng, không dịch ra tiếng Việt được, ngoài ra, không có nghĩa nào khác
hơn, nhứt là không có nghĩa là Mã Lai bao giờ.
Cũng cứ về mặt chủng tộc học thì Indonésien (Anh-Đô-Nê-Diêng) cũng
có một nghĩa duy nhứt: đó là Proto Malais, nên dịch là Cổ Mã Lai hơn là
Tiền hay Cựu Mã Lai như đã có người dịch. Cổ, ở đây là có vóc dáng văn
hóa thời kỳ đầu của một chủng tộc, chớ không phải là sống vào thời cổ,
Tiền Mã không ổn, bởi chưa có Hậu thì không thể nói đến Tiền. Cựu có thể,
không có Tân thì không nên nói đến Cựu.