NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 27

Và vài ông Tây kém khoa học lại nói đơn sơ rằng Anh-Đô-Nê-Diêng là

người “Mọi” trên cao nguyên.

Họ nói đúng, nhưng không rành mạch khiến ta ngộ nhận và giẫy nẩy lên,

chối bây bẩy rằng tổ tiên ta là “Mọi”.

Nhưng thử hỏi có tổ tiên của dân tộc nào lại không trải qua thời kỳ dã

man, rồi thời kỳ kém cỏi hay không chớ?

Các ông Tây đó là các ông Tây dốt khoa chủng tộc học, chẳng biết

Indonésien là gì hết, nghe các ông Tây không dốt, nói người Thượng là
Indonésiens, các ông bèn hiểu rằng Indonésiens = Mọi.

Nhưng người Thượng, y hệt như người Jarai, là Kim Mã Lai đấy, vì họ

đã tiến đến thời đại sắt, còn Cổ Mã Lai khi di cư đến Đông Nam Á chỉ mới
tiến tới thời đại tân thạch thượng.

Vậy các ông Tây không dốt vẫn ăn nói hàm hồ. Không phải hễ biết mặc

Âu phục mới được gọi là Kim Mã Lai mà hễ bước sang thời đại sắt rồi thì
phải được xem là Kim Mã Lai.

Dụng cụ sắt của người Thượng, không phải là được chế tạo bằng sắt mà

họ mua được của Ai Lao, Cao Miên hay Việt Nam đâu. Người Sơ Đăng tự
lực đi tìm quặng sắt trong các núi của tỉnh Kontum rồi nấu thành sắt, rồi
luyện sắt đó thành thép, một công việc mà chính người Việt Nam đã quên
mất rồi vì ta đã quen mua sắt và thép trên thị trường thế giới từ một trăm
năm nay.

Nếu vì một lý do nào mà ta bị cô lập, không hiểu ta còn nhớ kỹ thuật nấu

quặng nữa hay chăng? Nhưng người Sơ Đăng thì lại rất thạo kỹ thuật đó.

Nhưng vì nông nghiệp của người Thượng còn ở giai đoạn hỏa canh và

luân canh nên tạm gọi họ là Cổ Mã Lai cũng chẳng sao, nhưng xin đừng
tưởng rằng Anh-Đô-Nê-Diêng = Mọi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.