NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 384

Hơi khác, nhưng chỉ bắt suy nghĩ sơ sơ mà thôi, chớ không dùng được tài liệu tôi

đã dẫn đó.

Nhưng với những người đã học khoa chủng tộc học và ngôn ngữ tỷ hiệu và có học

cổ sử Tàu, thì đây là một cuộc thắp đèn thình lình, soi tỏ hết cả mọi mối manh rối nùi
của lịch sử dân ta, và cả dân Tàu, dân Chàm, dân Cao Miên, Miến Điện, Mã Lai và
Thượng Việt.

Chúng tôi mất bảy năm học các ngôn ngữ Á Đông và ba năm học chủng tộc học,

không uổng chút nào, vì không biết hai khoa đó thì đã bỏ qua khoa khảo tiền sử đồ sộ
mà ông G. Coedès đã tóm lược, cũng như bao nhiêu người khác đã bỏ qua. Thế nên
ông G. Coedès đã ba lần định nghĩa Indonésien là Cổ Mã Lai, nhưng cũng chẳng ai
thèm nghe.

Ừ, biết rằng có những nhóm cổ Mã Lai di cư như thế đó, và họ có ghé xứ ta, nhưng

cái biết ấy có nghĩa gì đâu chớ, vì ở xứ ta có hàng chục chủng tộc khác nhau vào thuở
ấy, sống lẫn lộn với nhau, như chương tiền sử Làng Cườm đã cho thấy. Ta là ai trong
đám đó? Mà có thể trong đám đó không có ta, ta chỉ mới đến đó về sau thôi, chẳng
hạn theo sử gia Nguyễn Phương thì ta chỉ mới đến đó sau Mã Viện, tức sau Tây lịch,
tức tương đối mới đây mà thôi (ta là Tàu kia mà).

Nhưng khi ta biết rằng Miến Điện, Cao Miên, Thái, Chàm, Thượng, Mã Lai và

Việt Nam đều có sọ Mã Lai, đều đồng ngôn ngữ Mã Lai với nhau thì mọi việc đã
khác hết rồi.

Hễ sự kiện mà là như thế thì ta đích thực là Mã Lai, lại Mã Lai hơn hẳn dân Mã

Lai mà ai cũng tưởng là chánh hiệu, tức Mã Lai Nam Dương, vì tổ tiên ta là hai ba
đợt Mã Lai nhập lại với nhau, còn Mã Lai Nam Dương chỉ là Mã Lai đợt nhì mà thôi
(Austronésiens).

Thế nên quyển sách của ông G. Coedès chỉ giúp ích cho những người đã học khoa

chủng tộc học về toàn thể Á Đông và học đủ cả ngôn ngữ Á Đông mà thôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.