NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 387

Chúng tôi đẩy ngôn ngữ tỷ hiệu xuống hàng ghế thứ ba vì ngôn ngữ là yếu tố có

thể vay mượn. Một dân tộc có thể mất cả ngôn ngữ, thí dụ người Khorat Thái vốn là
người Cao Miên, thế mà chỉ từ thế kỷ 13 đến nay, tức mới có sáu trăm năm, là họ
không còn biết lấy một danh từ Cao Miên nữa.

Tuy nhiên, vị anh hùng hạng ba ấy lại vô cùng quan trọng vì đó là chứng tích mà

đại đa số quần chúng thấy ngay và tin ngay, khi họ chưa tin khoa đo sọ.

Hơn thế, nó giúp ta biết những chi tiết vụn vặt mà hai khoa lớn hoàn toàn không

biết. Thí dụ vua Hùng Vương thuộc đợt I hay II thì chỉ có ngôn ngữ tỷ hiệu mới cho
biết được mà thôi. Nói là vụn vặt, nhưng thật ra là rất quan trọng đối với thượng cổ
sử riêng của dân tộc ta. Vụn là vụn đối với những đường nét lớn là chủng Mã Lai mà
thôi.

Người ta đã cãi nhau từ hơn nửa thế kỷ nay, và có kẻ cho rằng vua Hùng Vương

không có, mà chỉ có Lạc Vương. Chưa phe nào thắng hẳn, nhưng khoa ngôn ngữ tỷ
hiệu sẽ cho biết là có vua Hùng Vương, ông ấy quả đã lấy hiệu là Hùng Vương, và
ông ấy thuộc đợt Mã Lai I, tức hậu duệ của Xy Vưu, chớ không phải của Câu Tiễn.
Bọn Câu Tiễn chỉ là bọn bổ sung, 2.500 năm sau mới xuất hiện.

Chúng tôi nhượng bộ khoa học rằng chứng tích ngôn ngữ không nặng cân bao

nhiêu vì một dân tộc có thể mất hết cả ngôn ngữ, và vay mượn toàn bộ của một dân
tộc khác. Nhưng xét ra thì từ 5.000 năm nay ta không hề bị dân Mã Lai cai trị, cũng
không hề có tiếp xúc với Mã Lai đợt II (trừ cuộc tiếp xúc tại Nam kỳ cách đây 300
năm) thì sự giống nhau của ngôn ngữ Mã - Việt chỉ có thể là đồng gốc. Giả thuyết
vay mượn của giáo sư Nguyễn Đình Hoà (Cù Lao = Pu Lô) phải được loại ra một
cách không do dự.

Hơn thế, cái chủ trương rằng khoa khảo tiền sử và khoa chủng tộc học là hai chứng

tích ưu tiên nhứt và nhì, coi vậy mà có mang nặng nhiều khuyết điểm, trong khi
chứng tích ngôn ngữ lại cho ta biết quá rõ các chi tiết về cổ thời mà hai chứng tích
kia đều bí. Có nhiều sự thật lớn lao mà khoa khảo tiền sử thiếu sót, ta cũng biết được,
nhờ khoa ngôn ngữ tỷ hiệu.

Thí dụ, nhìn tóm lược trên, thì ta thấy rằng bọn Mã Lai đợt II không có ghé Đông

Dương, Đông Pháp gì cả. Nhưng khi học ngôn ngữ của người Chàm và người Phù
Nam thì ta thấy rằng chẳng những họ có ghé, mà họ còn đã lập ra ở đó hai quốc gia

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.