NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 388

quan trọng vào đầu Tây lịch, vì ngôn ngữ của Chàm và ngôn ngữ Phù Nam thuộc
ngôn ngữ của Mã Lai đợt II, chớ không phải đợt I.

Riêng ở Việt Nam ta thì họ cũng có ghé qua đông đảo, khiến Việt ngữ gồm cả hai

ngôn ngữ, đợt I và đợt II. Làm thế nào để phân biệt ngôn ngữ của đợt I và ngôn ngữ
của đợt II thì chúng ta sẽ có cách, chỉ biết là cái khoa bị khoa học chê, lại rất quan
trọng một cách bất ngờ và bị các nhà bác học bỏ quên đi, nên họ không biết những gì
mà ta biết, những gì đó, không phải chỉ có chi tiết, mà có những sự kiện then chốt
trong đó nữa.

Tiếng “ta” ở đây không có nghĩa là Việt Nam, vì mặc dầu là Việt Nam, người Việt

Nam cũng không thể viết sử đúng cho họ. Ta, nghĩa là những người có sử dụng
chứng tích hạng ba mà các nhà bác học chê, tức họ là Tây hay Tàu gì cũng được,
miễn họ có học đủ thứ ngôn ngữ Á Đông, sinh ngữ lẫn cổ ngữ.

Vì đây là trích sách, gần như là dịch, nên chúng tôi bắt buộc phải dùng các danh từ

mà các nhà bác học và ông G. Coedès đã dùng.

Đó là danh từ Đông Dương và Đông Pháp.

Ở xứ ta, hai danh từ ấy đã bị bỏ từ 25 năm rồi, nên xin định nghĩa lại, theo lối hiểu

của những người dùng danh từ, để người đọc sách cũng được hiểu y như họ.

Đông Dương là vùng đất nằm giữa Ấn Độ và Trung Hoa, cũng được gọi là Ấn Hoa

hoặc Hoa Ấn (Indochine).

Còn Đông Pháp là vùng đất nhỏ hơn, nằm trong Đông Dương, vốn là thuộc địa của

Pháp, và gồm Việt Nam, Ai Lao, Cao Miên (Indochine francaise).

Nói như vậy thì Đông Dương gồm Đông Pháp, Thái Lan và Miến Điện. Còn bán

đảo Malacca, tức nước Mã Lai Á nay, thì có khi được cho nhập vào Đông Dương, có
khi không.

Và xin nhắc rằng Mã Lai Á chỉ là tên một nước ở bán đảo Malacca, còn chủng tộc

Mã Lai thì là chủ đất của nước Mã Lai Á, của nước Anh-Đô-Nê-Xia, của nước Phi
Luật Tân và của vô số đảo ở Thái Bình Dương.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.