môn: chủng tộc học, ngôn ngữ tỷ hiệu, thượng cổ sử Ấn Độ, thượng cổ sử Trung
Hoa.
Nó có sức nặng hơn vì nó thêm chứng tích chớ không phải “rà” lại chứng tích đã
tìm được, nó lại có sức nặng vì dễ hiểu đối với dân chúng, dân chúng không hiểu
khoa khảo tiền sử, khoa chủng tộc học cho rõ được, nhưng khi chúng tôi chứng minh
được rằng tiếng Việt Nam đích thị là tiếng Mã Lai bằng vài trăm bảng đối chiếu thì ai
cũng hiểu tức khắc và tin tức khắc.
Cuộc kiểm soát nầy kéo dài cho tới trang chót của quyển sách chớ không phải là
bằng vài trang, nhưng riêng ở đây thì chỉ có vài trang thôi. Ta sẽ kiểm soát thêm ở các
chương để cho thấy ngay là khoa khảo tiền sử không mơ hồ, không đón ý kẻ mạnh
bao giờ, mà nó đúng một cách kinh dị.
Đây là một danh từ chung của cả hai bọn cổ Mã Lai di cư thành hai đợt cách nhau
2.500 năm:
Lá cây
Việt Nam: Lá
Nhựt Bổn: Hạ
Chàm: Hala
Célèbes: Hạalaa
Cổ ngữ Tây Âu: Lá (Quảng Đông là dân cổ Tây Âu biến thành Tàu. Hiện
nay họ dùng song song hai danh từ là Dip, tức Diệp và La).
Cổ ngữ Ba Thục: Lạ
Khả văn minh: Lá
Khả Lá Vàng: Sula
Cao Miên: Slat
Mã Lai Á: Layu