Mã Lai Kedat: Kalat
Mã Lai Sembilan: Selara
Mường: La
Mạ: Nhla
Giarai: Laa
Sơ đăng: Hlaa
Bà na: Hlaa
Nhựt Bổn và Triều Tiên vì lai giống với ai đó nên không còn âm L y như Tàu
không có R. Tàu thiếu âm R nên biến âm R thành L, thí dụ Chanh Ra, họ phiên âm là
Chơn Lạp. Nhưng Nhựt Bổn thì không thể thay cái âm L thiếu đó bằng âm R vì danh
từ Hara của họ lại đã có rồi, lại mang một nghĩa rất là thiêng liêng, họ không dám
động tới. Hara của họ là Trời. Họ thờ Trời y hệt như dân Đông Sơn, chỉ có khác là
nhờ không bị ngoại chủng diệt tục và diệt tôn giáo, nên họ còn nói đến Thái Dương
thần nữ, còn Việt Nam thì không. Nhưng Việt Nam còn được hình mặt trời ở trống
đồng.
Chỉ hơi lạ ở chỗ nầy là Nhựt còn khá đa âm như Mã Lai, thí dụ:
Việt Nam: Món
Nhựt Bổn: Mônô
Để giữ tánh cách đa âm đó, họ hay thêm thắt ô, ư, a lung tung beng, thí dụ Cha là
Trà thì đúng rồi, thế mà họ cứ nói là Ôcha, theo thói quen đa âm. Lại thí dụ Tera là
Tự tức Cái chùa thì cũng khá đúng rồi, mặc dầu người ta có một âm mà họ biến ra
thành hai, thế mà họ vẫn chưa vừa lòng, nói là Ô Tera. Nhưng lạ lùng thay, trong
Hạla thì họ để mất luôn La, không thêm thắt gì hết.
Cao Miên chịu ảnh hưởng của chủng Mê-la-nê nên rất ưa thêm S và Chx ngoài
trước các danh từ Mã Lai, chẳng hạn như ở đây thì thay vì là Lat họ nói là Slat. Thí
dụ Bông (Hoa) của Việt Nam, thì họ nói là Chxba, không kể danh từ vay mượn của
Tàu là danh từ Phôka tức Foá, tức Fá, tức Wá của Tàu.