tổ chức phong kiến của chủng Mã Lai, y hệt như của họ.
Đã bảo trước khi nước U Việt của Câu Tiễn bị tan rã, đã có di cư rồi. Chúng tôi đã
đoán rằng Mã Lai Bách Việt di cư đi Nhựt Bổn trước khi Bách Việt biết chế tạo trống
đồng.
Thế nghĩa là bọn sau, bọn đợt II, di cư thành nhiều lần, từ thời Tây Chu đến thời
Đông Chu.
Ở Nhựt Bổn có ba nơi tên là Việt tiền, Việt trung, Việt hậu, có lẽ đó là đất ban đầu
của Mã Lai đợt II đến nơi, làm ba lần, chớ bọn đợt I không bao giờ được gọi là Việt
cả.
Ở một chương tới, chúng tôi cũng sẽ theo dõi một bọn di cư tới Việt Nam mà
không phải là con cháu Câu Tiễn. Họ từ Sở, bị đẩy lùi xuống lần lần khỏi An Huy,
bọn nầy khác hơn tất cả các bọn khác là có mang một biệt sắc mà chẳng có Việt nào
có hết.
Và họ đã lập quốc tại địa bàn mới, nhưng không phải trong nước Văn Lang, và họ
tồn tại đến ngày nay. Họ nói tiếng Việt cổ hơn người Mường, có nhị âm và tự xưng là
Lạc.
Tới đây ta lại phải khen người Tàu đời xưa một lần nữa. Họ viết sử coi có vẻ lộn
xộn lắm, nhưng thật ra là ý thức vô cùng.
Như đã nói, Lạc Hoa Bắc và Việt Hoa Nam đều là Mã Lai, nhưng Mã Lai Hoa
Nam chỉ được họ gọi là Việt (trừ một nhóm nhỏ là Thất Mân mới được họ gọi là
Lạc).
Tuy nhiên, họ vẫn biết rằng Lạc và Việt là một. Là một, nhưng lại cũng có khác
nhau. Họ cũng biết điều thứ nhì đó nữa.
Thế nên dân ở Hoa Nam bị gọi là Việt nầy, Việt nọ, nhưng khi họ xuống tới Âu
Lạc thì họ gọi ta ngay là Lạc Việt vì họ biết ta gồm cả hai đợt, Lạc Hoa Bắc và Việt
Hoa Nam. Ngoài ta và dân Hải Nam ra, họ không gọi dân nào khác bằng danh xưng
đó cả, mặc dầu ở vài địa bàn khác cũng cứ có hai đợt, có lẽ vì tại Cổ Việt và Cổ Hải
Nam hai đợt ấy suýt soát nhau, còn nguyên vẹn, chưa đợt nào nuốt xong đợt nào cả,