NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 429

Mường: Pơ Đuông
Giarai: Pơ Đai
Chàm: Pơ Đai
Nam Dương: Pa Đi

Danh từ Pơ Đuông của người Mường, nay đã mất Pơ vì ảnh hưởng độc

âm của Việt Nam, và thêm dấu sắc thành Đuống (sông Đuống) vì ảnh
hưởng đa thinh của Việt Nam.

Người Mường trước khi di cư đến Cổ Việt đã biết lúa gạo rồi vì họ là Mã

Lai đợt II, chớ không phải đợt I như con cháu trực tiếp của Hùng Vương.

Đó là một địa bàn định cư nữa của Mã Lai đợt II mà khoa khảo tiền sử

không biết mà chỉ có khoa dân tộc học là biết nhờ chúng tôi đối chiếu đồ
vật của người da đỏ và người Nam Dương.

Nhưng các nhà ngôn ngữ học nên tìm tòi thêm khi mà chúng tôi gợi ý về

danh từ Padi nầy.

*

* *

Ta tự hỏi tại sao bọn Mã Lai di cư đợt I lại chỉ tới Đông Ấn Độ rồi đi rẽ

sang Đông Dương, và họ từ đâu mà đi Đông Ấn Độ.

Đã bảo dân Môn và Miến Điện là hậu duệ của Khuyển Nhung và dân

Khơ Me là hậu duệ của rợ Khel (Khương).

Như thế thì Khuyển Nhung và Khương (Lạc bộ Chuy) phải chạy sang

hướng Tây vì địa bàn của họ ở Tây Trung Hoa, chớ không chạy ra biển
Đông được như bọn Lạc bộ Trãi.

Tới Đông Ấn Độ thì họ chợt thấy đồng bào Dravidien của họ đang nằm

dưới ách của bọn Aryen thuở ấy còn trắng da, nên không ở đó làm gì.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.