NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 465

Trên thế giới chỉ có hai dân tộc là có tục Harakiri, đó là dân của Câu Tiễn

và dân Nhựt Bổn.

Mặt khác, khoa khảo cổ cho biết tánh cách Mã Lai của người Nhựt đầu

tiên, mà không phải là bất kỳ Mã Lai nào. Hình nhà khắc ở lưng gương
đồng cổ thời của người Nhựt giống nhà Đông Sơn.

Hiện nay người Nhựt cũng còn ở nhà sàn, mà đó không phải là phát minh

mới, mà là theo tục cổ của chủng Mã Lai, thấy được trong gương nói trên.

Người Nhựt cổ thời ở nhà sàn chớ không phải là ở nhà trên lỗ huyệt như

các nhà khảo cổ của họ đã lầm. Lối kiến trúc Lập huyệt chi gia mà họ tìm
thấy dấu vết, không phải là của dân tộc họ thời thượng cổ, mà của dân tộc
khác, có lẽ là của người Aino.

Nhà bác học Hoà Lan P.V. Van Stein Callenfels lại tìm thấy dấu vết Mã

Lai trong vật dụng cổ thời trên đất Nhựt mà chính nhà bác học Nhựt Bổn
Matsumoto đã tìm được sự giống nhau giữa Nhựt ngữ và Mã Lai ngữ, và
dây liên hệ giữa thần thoại Nhựt và thần thoại Mã Lai.

Ở một chương sau chúng tôi sẽ cho đối chiếu một mớ danh từ Việt Nam

và Nhựt Bổn mà chúng tôi học được ở Sài Gòn. Chúng tôi đã đối chiếu
xong một lần ở danh từ .

Như vậy là có đến sáu bảy cái khoen nối kết giữa Việt, Nhựt và Mã Lai,

và ta có thể bằng vào những cái khoen ấy để viết ra tam đoạn luận sau đây:

Nhựt = Việt
Nhựt = Mã Lai
Vậy Việt = Mã Lai

Ta không thể viết cái tam đoạn luận ấy cho ta, vì ta chưa tìm được dây

liên hệ nào hết, trong chương nầy. Nhưng ta sẽ viết mạnh tay hơn, ở chương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.