NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 485

Nhưng chưa lấy gì làm chắc là dân Lạc đó là ta, mặc dầu xâu chuỗi mà

chúng tôi đưa ra rất vững:

Lê = Lạc bộ Trãi = Lại Di

Trong chương nầy, chương lớn nhứt của quyển sách, ta sẽ thấy những

chứng tích mà không ai chối cãi được gì nữa hết: Cuộc đối chiếu sọ Việt với
sọ của tất cả các dân tộc ở Á Đông, và cuộc đối chiếu ngôn ngữ Việt - Hoa -
Mã.

Nếu ta nói tiếng Mã Lai thì tiền sử học và chúng tôi đúng. Bằng như ta

nói tiếng Tàu thì sử gia Nguyễn Phương và giáo sư Lê Ngọc Trụ có lý. Còn
như mà ta nói một thứ ngôn ngữ riêng biệt thì phải xem ông H. Maspéro và
đệ tử của ông là thánh tổ vì các ông cho rằng ta là một chủng riêng biệt.

Xin nhớ. Chương nầy là tất cả quyển sách, và là chương quan trọng nhứt

của tác phẩm, vì chứng minh không xong là đổ vỡ hết, và người khác sẽ lập
ra một thuyết khác nữa, còn chúng tôi phải thủ phận đi học lại tất cả trong
mười năm nữa, cũng như đã học trên 10 năm rồi để viết quyển sử nầy.

Hai ông Lê Văn Siêu và Nguyễn Phương đều tin mạnh rằng không còn

dấu vết nào về xã hội Việt Nam cổ thời. Đồng quan điểm, nhưng hai ông lại
có hai thái độ khác nhau.

Ông Lê Văn Siêu chủ trương “phi phương pháp”. Không ai hiểu ông Lê

Văn Siêu sẽ làm việc thế nào khi ông cần viết một cuốn sử với quan niệm
phi phương pháp đó. Cho tới nay, ông chỉ viết luận thuyết, muốn bàn rộng
tán hẹp gì, tùy thích ông, chớ một khi ông viết sử mà bất kể chứng tích như
ông chủ trương thì thử hỏi ông làm thế nào để biết cây Nỏ là phát minh của
chủng Việt hay chủng Hoa, nếu không tưởng tượng và quả quyết theo chủ
quan của ông.

Người Tàu có di cư quá nhiều vào Cổ Việt hay không, muốn biết, phải

thấy bằng chứng giáo sư Nguyễn Phương đã thoáng thấy, mà còn sai, huống

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.