NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 487

Thỉnh thoảng sử gia lại dịch: “Trống đồng nổi lịnh”.

À, nếu ta không còn dùng trống đồng, sao sư T.Đ.S. lại nói như thế?

Bằng như họ cho rằng nhà sư ấy bịa láo thì sao sử gia còn dịch du ký của
ông ấy làm gì?

Lạ lắm là hai năm trước, sử gia đã dịch như vậy, hai năm sau, sử gia lại

hỏi thế kia là làm sao?

Tuy nhiên, ta có dùng trống đồng mà không có trọng kính trống đồng thì

e sử gia không hài lòng. Vậy ta phải nỗ lực tìm dấu vết của sự kính trọng đó
nữa, mặc dầu nội cái việc có dùng trống là đủ bác bỏ luận điệu của sử gia
họ Nguyễn rồi.

Trong tác phẩm Kiến văn Tiểu Lục, Lê Quý Đôn đã viết như sau: Nước

nhà, vua Thái Tông nhà Lý dựng miếu thờ Thần Đồng Cổ Sơn ở đằng sau
chùa Thành Thọ. Hằng năm cứ đến ngày mồng bốn tháng Tư lập một đàn ở
trước miếu nầy rồi dàn binh lính, đọc lời thề để quần thần cùng thề. Đến
vua Nhân Tông thì hợp Quân nhân trong thiên hạ thề ở Long Trì. Vua Nhân
Tông lại định lệ hàng năm cũng theo ngày mồng bốn tháng tư. Sáng sớm
hôm ấy đức vua ngự ra cửa bên điện Đại Minh, quần thần đều mặc binh
phục tới lễ hai lễ rồi lui ra. Các quan đi đều có xe ngựa binh lính đi theo ra
lối cửa Tây thành rồi đến hội thề ở miếu Đồng Cổ Thần. Quan kiểm chánh
đọc lời thề rằng:

“Vi thần tận trung, vi quan thanh bạch”.

Thề xong quan tể tướng kiểm điểm từng người, nếu ai vắng mặt phải

phạt năm quan tiền. Lễ nầy thời ấy cho là một lễ rất thịnh vậy.

*

* *

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.