NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 489

trận, rồi thì dân chúng bịa lần, câu chuyện hóa ra vua Hùng thắng trận nhờ
thần trống đồng trên núi Khả Lao.

Tuy nhiên, rồi vua Hùng vẫn cho lập đền thờ thật sự chiếc trống đồng ấy,

đền lập lại thung lũng gần núi, như bia cổ (cổ nhưng vẫn sau việc thờ trống
hàng ngàn năm) đã ghi.

Nhưng xem ra thì cái đền mà ông V. Goloubew đã thấy thờ trống đồng,

không phải là đền vua Hùng. Theo lời bịa thì là bia nói đến một cái đền
khác. Nhưng ở đền mới nầy lại có trống thì là sao?

Nhưng lại có một truyền thuyết thứ nhì về chiếc trống đồng ấy. Tích rằng

khi Nguyễn Huệ đánh Bắc Hà xong, về ngang qua đền (đền thứ nhứt) bèn
lấy trống đồng đưa về miền Trung. Sau, có người nhìn ra, bèn đưa trống trở
về nguyên quán.

Có lẽ người đưa trống đã thừa một dịp loạn nào đó trong anh em Tây Sơn

mà sử quên nói đến, và khi đưa về thì đền thờ cũ có lẽ bị hỏng không ai cất
lại, nên cho vào cái đền thờ mới mà ông V. Goloubew đã viếng.

Dầu sao, năm 1933, một người Âu Châu cũng có thấy tận mắt một đền

thờ trống đồng trong vùng lịch sử ấy, và thấy tận mắt một chiếc trống đồng
đang được người đương thời thờ, chớ không phải là trống đồng đào được
trong lòng đất và cất ở bảo tàng viện.

Những câu hỏi đố của sử gia Nguyễn Phương đã làm vất vả bao nhiêu

người. Các ông Tây cũng đã phải khổ công lắm, nhứt là về kiến trúc. Về
trống đồng thì người phải đổ mồ hôi là ông R. Mercier.

Ông R. Mercier đã làm một công việc khác người là không buồn tìm hiểu

dân Đông Sơn như các ông Tây khác, mà lại đối chiếu cách chế tạo trống
đồng của cái dân Đông Sơn đó và cách chế tạo đồ đồng của dân Việt Nam
ngày nay ở Thanh Hóa, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hà Đông, Nam Định, và thấy
cả hai dân tộc đều dùng một kỹ thuật y như nhau, dụng cụ thô sơ đến mức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.