NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 491

Sử gia chỉ bắt bí về trống đồng vì sử gia ngỡ ta không dùng và không thờ

trống đồng, còn những thứ khác, sử gia tránh không nói tên, như là tục
nhuộm răng, tục búi tóc, tục chít khăn, tục thờ âm dương vật của chủng
Nam Ấn anh em chú bác với Việt Nam, và cứ tồn tại đến nay từ Bắc Việt
cho tới Nha Trang (theo nghiên cứu mới nhứt của ông Toan Ánh và ông Lê
Quang Nghiêm) vì những câu hỏi ấy quá dễ bị lạc.

Nhưng trống đồng vẫn không bắt bí ai được hết, vì rủi ro có kẻ quá tò mò

là ông V. Goloubew và ông R. Mercier.

Trống đồng là nhạc cụ, về nhạc thì trên thế giới, hiện nay chỉ có ba dân

tộc là có cây Độc huyền cầm, đó là dân Việt Nam, dân Mã Lai ở Anh Đô
Nê-Xia, và dân Malayalam ở Nam Ấn.

Sự kiện đó cho thấy ba điều:

1. Ta có gốc Mã Lai.
2. Ta đồng chủng với Anh Đô Nê-Xia, chi Lạc.
3. Thuyết O.J. cho rằng dân Lạc Việt đã chạy xuống Phi Luật Tân

khi đã bị Mã Viện săn đuổi, chưa bao giờ được chứng minh, mà cây
Độc huyền cầm lại chứng minh khác vì ở Phi không có Độc huyền
cầm.

Lại còn hai chứng minh khác nữa cho thấy người Mã Lai ở Indonésia và

ở Madagascar (tức người Hovas ngày nay) là người Lạc Việt từ Việt Nam di
cư tới đó, bằng vào một truyện cổ tích ở Anh Đô Nê-Xia đối chiếu với một
truyện cổ tích Hòa Bình, sẽ được nói rõ trong chương Người Mường, và
bằng vào việc “Vác nước” của người Hovas. “Vác nước” là phương pháp
lấy nước mà trên thế giới chỉ có hai dân tộc là có làm là dân Mường và dân
Hovas, mà người Mường là cái gạch nối liền giữa dân Đông Sơn Lạc Việt
và dân Việt Nam ngày nay, như ta sẽ thấy ở một chương sau.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.