Đại Nam nhất thống chí viết: Đền thờ Thần trống đồng, Đồng Cổ thần từ,
ở trên núi Đan Nê thuộc huyện An Định (có tên gọi là núi Khả Lao).
Sợ e sử gia Nguyễn Phương không tin Lê Quý Đôn, không tin Đại Nam
nhất thống chí, chúng tôi xin cầu viện ông V. Goloubew, ông nầy hiện còn
sống (1966).
Ông V. Goloubew rất đáng tin vì chính ông là người đã không nhận dân
Đông Sơn Mã Lai là tổ tiên của chúng ta, y như sử gia Nguyễn Phương.
Trong tập kỷ yếu B.E.F.E.O. vol XXXIII, 1933, ông V.G. kể những gì ông
ta đã thấy: Làng Đan Nê, huyện An Định, phủ Thuận Hóa, tỉnh Thanh Hóa,
là một vùng hoàn toàn Việt Nam, và gần đó không có dân Mường. Trong
đền thờ trên đường Phủ Quảng, gần bến đò An Định đưa sang sông Mã, có
trống đồng cùng loại trống Hòa Bình để ở Bảo tàng viện Hà Nội, mặt trống
rộng 0,85 và cao 0,58th.
Trống nầy chỉ để thờ chớ không được đánh, bằng vào lớp bụi dày trên
mặt trống.
Trong đền có bài vị gỗ khắc chữ Nho, và bản dịch của ông Trần Văn
Giáp cho biết nội dung của bài vị như sau: “Phía Tây Thanh Hóa, làng
Đan Nê, huyện Yên Định, có núi Đồng Cổ, núi có ba đỉnh hình ngôi sao nên
cũng có tên là núi Tam Thai. Trong thung lũng gần núi, có đền cổ thờ thần
núi rất linh thiêng”.
Câu chuyện trên đây, xác nhận Đ.N.N.T.C. và đại cương ăn khớp với
truyền thuyết thứ nhứt về thần trống đồng trên núi Khả Lao ở vùng An
Định, vị thần đã giúp vua Hùng Vương khi vua Hùng đi đánh Chàm, để
thống nhứt Cửu Chân vào Cổ Việt, Cửu Chân là đất của dân Chàm đồng
chủng với dân Lạc nhưng còn kém mở mang như chúng tôi sẽ chứng minh
ở một chương sau. Có lẽ nhờ điều động binh sĩ có quy củ, và được như vậy
là nhờ kẻ chỉ huy có trống đồng nên lịnh nghe xa được, mà vua Hùng thắng