NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 494

Hình nơi trống đồng thau lại còn cho thấy một điểm khác nữa mà ông V.

Goloubew không có nói, nhưng các nhà khảo cổ khác như L. Bézacier thì có
nói, đó là góc mái nhà cong quớt lên.

Đó là bài nghiên cứu đầu tiên về nhà cửa của người Đông Sơn. Về sau

những ông L. Bézacier, J. Y. Claeys, H. Maspéro tiếp tục nghiên cứu thêm và
khám phá được nhiều điều hay lạ.

1. Kiến trúc Mã Lai giản dị hóa,

tức không còn nóc oằn mái cong
nhưng còn cái vỉ kèo là có cây cột
giữa, ta gọi là nhà chữ Đinh hay Nọc
ngựa. Tàu không bao giờ có lối kiến
trúc nầy.

2. Kiến trúc Trung Hoa với đặc

điểm không có cây cột giữa, gọi là
nhà chữ Hợp mà ta chỉ mới bắt chước
chừng 500 năm nay đây thôi.

3. Mái nhà Tàu các đời Thương,

Chu, Tần, Hán, Tấn, ngay thẳng như
nóc nhà Tây. Luôn luôn có chái. Chái
là một mái độc nhứt, hình tam giác.

4. Nhà của Trung Hoa ngày nay, đã

biến dạng, hình bánh ít của nóc nhà.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.