NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 496

Đây là một cuộc dung hòa kỹ thuật Tàu với kiến trúc Mã Lai, và Tàu

cất nhà nóc oằn, mái cong bắt đầu từ đời nầy, tức bắt chước theo Mã
Lai Nhựt Bổn ở 2 điểm nóc oằn và mái con quớt lên.

1. Mái nhà

Trong quyển ‘Về vài món đồ đời Hán”, ông H. Maspéro cho thấy rằng nóc

và mái nhà của người Trung Hoa bằng thẳng, y như nóc và mái nhà của
người phương Tây. Hình nhà bằng sành xưa đào được trong các ngôi mộ nhà
Hán nặn rất trung thành, một con cừu trong sân cũng được nặn kỹ lưỡng, thì
không thể bảo rằng thợ cẩu thả làm không giống.

Không tìm thấy nhà sành đời Đường, nhưng nhà đời Đường có chạm trên

nhiều bia đá ở Trung Quốc, có thay đổi chút ít về nóc và mái, tức nóc bắt đầu
hơi oằn, mái bắt đầu hơi cong quớt lên.

Nhưng trong vài bức tranh đời Tống thì nóc đã oằn, mái đã cong lên hẳn,

giống nóc và mái nhà của tất cả các nhóm Mã Lai hiện kim.

Một bài văn danh tiếng của Trung Hoa cũng cho biết mái nhà đời Tần Hán

ra sao. Đó là bài phú “A phòng cung” của Đỗ Mục: “… mái nhà cong như
mỏ quạ”
tức quặp xuống chớ không phải là cong quớt lên.

Yếu tố kiến trúc nóc oằn và mái cong như mái chùa, ai cũng ngỡ là của

Trung Hoa, có dè đâu đó là của chủng Mã Lai Bách Việt và của Cổ Việt mà
Tàu bắt chước.

Chỉ có người Nhựt gốc Mã Lai là đôi khi làm đỉnh nóc mô, vì xứ ấy có

tuyết, làm nóc mô cho tuyết đổ, kẻo sập nhà, nhưng chính hình dạng mô ấy
cũng là hình thức trái nghịch với hình dạng oằn của đỉnh nóc Mã Lai, hễ
không oằn thì mô, chớ nhứt định không thẳng, tại mỹ quan của chủng Mã
Lai về kiến trúc nóc đó như vậy.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.