NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 674

Nhưng Mã Lai đợt I lại còn một danh từ nữa để chỉ Người mà chỉ có Âu

tức Thái là có dùng. Đó là danh từ Kon, được người Lào biến thành Cần.

Kon, bị Việt ngữ biến thành loại từ Con. Loại từ Con, chỉ có Thượng Việt

(Mã Lai đợt I) là có, y như ta, còn Mã Lai đợt II tuyệt đối không có loại từ
Con, cả Mã Lai đợt I là Thái cũng không có.

Có lẽ khi xưa, tất cả Mã Lai đợt I đều có, nhưng chi Âu đã biến nó thành

Người rồi thì không thể dùng làm loại từ được nữa.

Biểu số 15

Việt Nam: Rễ (cây)
Sơ Đăng: Rễ
Bà Na: Rở
Mạ: Rỉa

Biểu số 16

Việt Nam: Khiên (tức cái mộc, cái thuẫn)
Chàm: Kheèl
Cao Miên: Khèl
Bà Na: Khèl
Sơ Đăng: Khèl
Kơyong: Khèl

Khiên, kheèl, khèl gì cũng là danh từ của Mã Lai đợt I mà Mã Lai đợt II

không có. Nhưng Chàm vốn là Mã Lai đợt II lại có. Thế nghĩa là trong dân
tộc Chàm cũng có hai đợt. Khoa khảo tiền sử không biết điều đó, nhưng
khoa ngôn ngữ tỷ hiệu, bị khoa học chê, lại cho ta biết rõ hơn về nhiều chi
tiết.

Mã Lai đợt I trong dân tộc Chàm là bọn Lạc lối, tức dân ở quận Nhựt

Nam mà nơi đó bọn đợt II, bọn Khu Liên, tức bọn đã lập ra nước Tây Đồ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.