NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 678

Danh từ riêng của miền Nam: “Người lại cái”, có nghĩa là người bán nữ

bán nam, chắc chắn là do danh từ Chàm mà ra. Đó là Camay lagi lìcáy dịch
ra từng chữ là Đàn bà mà lại còn là đàn ông.

Camay = Đàn bà
Lagi = Lại còn
Licáy = Đàn ông

Ta lười biếng, nuốt mất Càmay lagi, chỉ còn LICÁY biến thành LẠI

CÁI. Một lần nữa, ta thấy Cái là đàn ông chớ không phải là đàn bà.

Từ Lagi còn thấy được ở một địa danh trong tỉnh Bình Tuy. Nơi đó xưa

kia là đất của Phù Nam, rồi của Chàm, cả hai dân tộc ấy đều nói tiếng Mã
Lai đợt II thì thật là không biết địa danh ấy là của ai. Nhưng nói đúng tiếng
Mã Lai Nam Dương thì nó phải là Sa-Lagi. Nhưng chỉ có Sa-Lagi không thì
không có nghĩa gì cả. Chắc chắn là người Việt đã nuốt mất một vài tiếng
sau, như trong trường hợp trên đây, ta đã nuốt đến sáu tiếng Đàn bà mà lại
còn là
.

Cái địa danh trên kia có lẽ là Sa-gi đánh nhau với San La tức lại còn

đánh nhau với Chân Lạp.

*

* *

Tra các tự điển đất Bắc thì không có danh từ Lại Cái, mặc dầu có danh từ

Bố Cái. Có lẽ ngày xưa ngoài ấy cũng có, nhưng dân đất Bắc đâm ra mê
Tàu từ năm 1600, như đã giải thích khi nãy nên bỏ bông, trái, ghe, muỗng,
lại cái
, dùng hoa, quả, thuyền, thìa, bán nam bán nữ. Mặc dầu họ xa Chàm,
nhưng miền Bắc là đất mà dân Mã Lai đợt II đã định cư và phục vụ vua
Hùng Vương đến 500 năm, và đã mượn đến 40% danh từ của Mã Lai Nam
Dương thì lẽ nào lại không có danh từ Lại Cái vào thời xưa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.