NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 736

Mã Lai đợt II di cư đi xa hơn Mã Lai đợt I và có sông ngòi nhiều hơn,

giỏi thủy vận hơn, thế mà lại nghèo danh từ, về sông ngòi hơn Mã Lai đợt I.
Quả thật thế, để chỉ con suối họ nói là Anak sôngai tức Con nít sông. Trong
khi đó thì:

Thái: Houei
Việt: Suối

Họ cũng không có danh từ phụ lưu. Trong khi đó thì:

Cao Miên: Prek (Phụ lưu)
Việt Nam: Rạch (Phụ lưu)

*

* *

Danh từ Kưala của Mã Lai chỉ để trỏ cửa sông mà thôi, chớ không hề trỏ

Cửa (nhà). Nam Việt lại mượn thêm danh từ Piam của Cao Miên để chỉ
Kưala và Việt hóa thành Vàm (Vàm Cỏ). Nhưng Vàm chỉ trỏ nơi sông nhỏ
đổ vào sông lớn chớ không chỉ nơi sông lớn đổ ra biển như Kưala. Nam
Việt cũng dùng đúng y hệt như thế. Cửa chỉ để gọi nơi cửa biển, còn Vàm
thì gọi nơi giáp lưu bên trong.

Biểu số 147

Việt Nam: Cây
Khả: Ki
Mã Lai Á: Kâyu

Biểu số 118

Việt Nam: Làng: Đơn vị hành chánh tự trị
Mường: Lang: Thái ấp nhỏ (Quan Lang là

chủ của Lang)

Mã Lai: T’lang: Thôn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.