Thí dụ người Bà Na đặt tên là Krông Pach, thế rồi người Chàm lên cai trị
Cao nguyên không hiểu Krông là gì (Họ có Krong nhưng không có dấu mũ,
đọc khác Krông của Bà Na), bên ngỡ Krông Pach là tên nên thêm EA ở
trước, hóa ra sông đó là EA Krông Pach, tức sông Sông Pach.
Tên của sông Lòng Sông chắc cũng có nguồn gốc như thế.
Chú ý: Danh từ Thái, Nam = Nước cũng có mặt trong Việt ngữ ở độc
một trường hợp. Đó là danh từ Con Nam của ta, mà giáo sư Trần Ngọc Ninh
đã ngộ nhận là do Mana của chủng Mê-la-nê mà ra. Chúng tôi sẽ trở lại
rành mạch về danh từ Con Nam ở biểu đối chiếu về các danh từ Ma.
Và cũng nên biết rằng ở Nam Dương cũng có danh từ Nam. Đó là ảnh
hưởng của đảo Célèbes (Mã Lai đợt I). Nhưng Nam ở Nam Dương bị biến
thành Jam.
Biểu số 144
Việt Nam: Non (Núi)
Cổ ngữ Ba Thục: Non
Phù Nam: B’Nam
Cao Miên: Ph’num
Mạ: Phơnơm
Bà Na Trường Sơn: Bơnơm
Thái Lan: Phu
Mã Lai: Gunong và Phunông
Đã nhận xét rồi ở chương Mã Lai chủng là các nhóm Mã Lai có thói quen
không lấy hết trọn danh từ hai Xy láp, mà có nhóm lấy Xy láp đầu như
Thái, có nhóm lấy Xy láp sau như Ba Thục và Việt Nam, có nhóm lấy hết
nhưng biến dạng, như Cao Miên, Phù Nam và cả Việt Nam nữa: Gunông =
Gò nổng.