NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 733

Sự kiện nầy không lạ lắm vì hình như dân tộc nào, lúc sơ khai, cũng dùng

danh từ như vậy, chỉ có khác là có dân tộc đã bỏ lối cũ, có dân cứ còn giữ
hoài.

Hiện ở Việt Nam, cũng có vài con sông được gọi là Nước. Ở Trung Hoa

cũng có nhiều con sông được gọi là Thủy.

Nên nhớ là trong ngôn ngữ Trung Hoa, Giang ban đầu không phải

là danh từ mà tên riêng của sông Hoàng Hà và sông Dương Tử. Sông
Hoàng Hà đến đời nhà Chu, vẫn còn bị gọi là Hà Thủy (xem lại Xuân Thu
và Tả Truyện: Năm U Vương thứ ba Kinh Thủy, Hà Thủy và Lạc Thủy đều
cạn nơi nguồn”.

Ngày nay thì họ dùng Thủy để chỉ những con sông nhỏ, bất luận tánh

cách, chớ không phải phụ lưu được gọi là Thủy, mà hễ nhỏ thì mặc dầu đổ
thẳng ra biển cũng được gọi là Thủy, y hệt như dân Mã Lai.

Ba tên riêng Hà, GiangHoài bị biến thành danh từ, nhưng không vì

thế mà Thủy mất địa vị, bởi đôi khi họ cũng gọi sông Dương Tử là Giang
Thủy.

Nhưng sự kiện dưới đây mới là lạ. Người Gia Rai đọc tiếng EA của

Chàm nhanh đến mức y như Ya. Nhưng ở quanh Ban Mê Thuột có những
con sông tên là EA YA nầy, EA KRONG nọ.

Hễ EA thì không còn Ya nữa làm gì, mà hễ EA rồi thì cũng không còn

Krong làm gì nữa, thế mà dân địa phương lại đặt tên như thế đó, y như ở
vùng đất Việt duyên hải ở ranh giới hai tỉnh Ninh và Bình có con sông tên
là sông Lòng Sông.

Hình như đó là dấu vết của hai chủ đất kế tiếp nhau, thuộc hai nhóm Mã

Lai không thạo ngôn ngữ của nhau, nên chủ trước đặt tên rồi, có danh từ
Sông trong đó, chủ sau lại tiếp theo mà đặt tên nữa, cũng thêm danh từ Sông
nhưng bằng phương ngữ của mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.