Mã Lai: Ayer
Nhựt Bổn: Ây
Chàm: Ea
Ra Đê: Ia
Gia Rai: Ya
EA của Chàm, đọc thật nhanh, và nghe YA của Gia Rai.
Ở các đảo Mã Lai, Nam biến thành JAM. Như vậy ở các đảo Mã Lai vẫn
có dùng danh từ đợt I, có lẽ đó là ảnh hưởng của Célèbes là đất của đợt I.
Nhưng như đã nói, chúng tôi không tin rằng EA của Chàm là biến thể
của Ayer của Mã Lai đợt II ở Nam Dương, vì đó là danh từ Lưỡng Hà có
nghĩa là Nước và Nữ Thần nước mà Chàm thì cũng dùng EA với cả hai
nghĩa đó, thí dụ EA Blăng là Bà Trăng, Nữ Thần trăng.
Chúng tôi lại tìm được nhiều dấu vết Lưỡng Hà nữa trong xã hội Chàm
và sẽ kể ra ở chương “Chàm”.
Ây của Nhựt Bổn mà Tây viết là EI để đọc cho đúng giọng Nhựt Bổn thì
mới là không thể chối cãi là biến dạng của Ayer.
Trong xã hội Nhựt Bổn họ cũng dùng hỗn loạn danh từ của đợt I (như
Kazi là Gió) và danh từ đợt II (Ây là nước) vì ở đó có cả hai đợt Mã Lai y
hệt như ở Việt Nam và Chàm.
Nhưng ở Đại Hàn thì chỉ có Mã Lai đợt I mà thôi. Tuy nhiên, ở cực Nam
Đại Hàn, thuở xưa có một tiểu vương quốc bé tí hon mà sử của Tây của Tàu
không có nói đến. Đó là tiểu vương quốc Nhiệm Na. Đó thuộc địa của Nhựt
và ở đó thì có danh từ của cả hai đợt Mã Lai, vì ảnh hưởng Nhựt sâu đậm ở
đó.
Trong nhiều xã hội Mã Lai, Nước cũng dùng để chỉ Sông, thí dụ nơi
người Thái, người Chàm, người Thượng và cả các đảo Mã Lai nữa.