Động từ Ngáp, Sláp là giết, chúng tôi tìm khắp các đảo Mã Lai, không
đâu có cả mà cũng không phải là động từ đợt I, động từ đợt I là Giết, Ket,
Pchkét, v.v.
Biểu số 140
Việt Nam: Chiều
Cổ ngữ Ba Thục: Chiếu
Cổ ngữ Tây Âu: Châu
Tiếng Trung Hoa chánh gốc, Buổi Chiều, họ viết là Hạ Ngọ, tức sau giờ
Ngọ, đọc là Xá Wùa.
Bị đồng hóa, dân nước Ba, nước Thục và nước Tây Âu tiêu cực đề
kháng, tuy bắt buộc bị nói tiếng Tàu, họ phải viết là Hạ Ngọ nhưng cứ đọc
là Hà Chiếu, Hà Châu, theo gốc tổ Mã Lai trong cái gốc tổ ấy dĩ nhiên làm
gì có Hạ, bởi Sau Ngọ thì được chớ Sau Chiều thì không có nghĩa gì hết.
Nhưng hiện người Hẹ và người Quảng Đông nói như thế, tức nói Sau
Chiều, nhưng lại nói bằng một danh từ kỳ dị gồm một tiếng Tàu Hạ, mà họ
đọc là Hà, và một tiếng Thái là Chiếu, là Châu.
Danh từ Chiều thì ta dùng của đợt Mã Lai I, nhưng danh từ Sáng thì ta lại
dùng của Mã Lai II. Đó là một sự hợp tác ngộ nghĩnh tại địa bàn Hồng Hà
làm vừa lòng cả hai đợt.
Biểu số 141
Việt Nam: Sáng (buổi sáng)
Mã Lai: Siang
Thái: Rong sáng (tức Rạng sáng)
Biểu đối chiếu nầy cũng cho thấy một điều kỳ dị là Âu tức Thái cũng có
danh từ của Lạc. Có lẽ nước Tây Âu cũng có tiếp thu một mớ Lạc chạy giặc
Sở, vì Thái có Nghén, một biến thể của Langít Nam Dương mà Cao Miên
biến thành Nghít.