không biết đó là gì, bởi họ đã đọc khác rồi mà trường hợp điển hình hơn cả
là trường hợp mũi Bantagan ở Quảng Ngãi.
Nam Dương: Tangan = Tay
Kim Chàm: Tơngưl = Tay
Pháp không ghi là Cap Batơngưl thì tức là người Chàm năm 1860 không
đọc là Batơngưl như ngày nay.
Ngôn ngữ biến như vậy, thế mà ta truy ra được tiếng ta là tiếng Mã Lai
thật quá may mắn. Danh từ Kưala sôngai = Cửa sông, ở Mã Lai Á thì thế,
thế nhưng đi có vài cây số đường biển sang Sumatra, nó đã biến thành
Mưala sôngai. Nếu không có cái khoen Mã Lai Á thì ta đã bị tịt ngòi trong
việc tìm ngữ căn của danh từ Cửa.
*
* *
Danh từ của Thái và Miên tuy hơi khác, nhưng vẫn thấy được là cùng
gốc tổ Mã Lai là từ Cốc sang Cu Rao có cái khoen trung gian K’lô của Khả
Lá Vàng.
Chúng tôi không tin là dân Phù Nam đã bị đồng hóa với Cao Miên vào
giữa thế kỷ 17 mà ta di cư tới Nam Kỳ. Một dân tộc phải mất một ngàn năm
mới đồng hóa được một dân tộc khác, mà phải thật văn minh kia, còn Cao
Miên thì không giỏi lắm. Hơn thế, ở một chương khác chúng tôi sẽ đưa ra
khám phá của một nhà khảo cổ cho biết khi diệt quốc Phù Nam, Chân Lạp
chỉ chiếm được đất Cao Miên ngày nay, chớ không chiếm được đất Nam
Kỳ. Vậy Pu Lô phải là danh từ của Phù Nam tức Phù Nam nói y hệt như
Nam Dương.
Biểu số 133
Việt Nam: Măng (tre)