Địa danh Ba Ta Ngan và nhân danh Bônga đã cho thấy là Chàm ở trên,
nói Mã Lai đúng giọng, còn Chàm Ninh Thuận thì nói sai quá xa.
Biểu số 137
Việt Nam: Cù lao
Mạ: Cu rao
Mã Lai Igorote: Cu rao
Chàm: Pi’lao
Mã Lai Á: Pu lô
Khả Lá Vàng: K’lô
Thái: Kốc
Cao Miên: Kốc
Có lẽ đây là danh từ chung cho cả hai đợt chớ không phải là danh từ
riêng của đợt II. Sự biến dạng như sau:
Kốc biến thành Kốc Lô
Kốc Lô - K’Lô
Kốc Lô - Pulô
Pulô - CuRao
Cu Rao - Cù Lao
Tất cả các hòn đảo ở bờ biển Nam và Trung Việt cho tới Quy Nhơn, đều
được Pháp gọi là Poulo. Nên biết rằng người Âu châu đến nước ta từ năm
1650, và họ đã đặt tên các đảo ấy trước khi xâm lăng. Có lẽ họ đặt tên theo
hướng dẫn viên Phi Luật Tân chăng?
Nhưng không, ta thấy là các đảo ấy được đặt tên theo nghề nghiệp, theo
thổ sản, thí dụ Poulo Gambir có nghĩa là Đảo Cau Mứt, Poulo Obi, Đảo
Khoai, thì bọn thông ngôn Phi Luật Tân khó lòng thủ được vai trò nào bởi
phải có sống lâu ở đó mới biết sanh hoạt của dân chúng.