NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 724

(Không thể nói ba danh từ đó là danh từ chung cho cả hai đợt, mà có

bằng chứng là danh từ riêng của đợt II).

Nhưng không vì thế mà chủ trương rằng Hán Việt do Quảng Đông mà ra.

Đã bảo không bao giờ có Quảng Đông ngữ cả. Chỉ có cổ Tây Âu ngữ tức
Thái ngữ và Hoa ngữ do Thái Lưỡng Quảng đọc sai chút ít.

Còn tại sao Việt và Quảng Đông lại khá giống nhau trong lối đọc Wàl,

Vân thì rất dễ hiểu. Cả hai đều vay mượn Awan và đều biến gần giống
Awan vì họ sống khít vách nhau.

Biểu số 135

Việt Nam: Lu (đựng nước)
Mường Cao Miên: Tr’lu
Khả Lá Vàng: Tru

Biểu số 136

Việt Nam: Bông
Mã Lai: Bônga
Chàm: Bơngư
Mường: Pong
Khả Lá Vàng: Pươ
Nhựt Bổn: Bana
Cao Miên: Chxba

Cao Miên còn một danh từ nữa là Phôka. Nhưng đó là vay mượn Fóa của

Quảng Đông. Người Chàm là Mã Lai chánh hiệu, nhưng lại biến xa hơn
Việt về danh từ nầy. Giữa Bông của Việt và Bơngư của Chàm, thì Bông gần
với Bônga của Mã Lai hơn.

Nhưng theo một người bạn Chàm thì khi xưa người Chàm vẫn nói là

Bônga. Và người bạn ấy kể một chuyện rất lạ về tên của vua Chế Bồng
Nga.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.