Vả lại Phi Luật Tân nói là Cu-Rao chớ không hề nói là Poulo bao giờ cả
mà nghĩ rằng chính họ đặt tên những cái Poulo đó.
Vậy họ phải đặt theo lối gọi của dân địa phương, tức của Chàm và Phù
Nam. Thế nghĩa là người Phù Nam tồn tại vào thời đó, vì những danh từ
Poulo, Obi, v.v. Cao Miên không có.
Từ Phú Quốc lên tới Quy Nhơn, có hai thứ dân địa phương là Phù Nam
và Chàm, vậy Phù Nam nói cùng một thứ tiếng với Chàm, và danh từ đó
quả là Pu-lô, bằng chứng là hồi cổ thời Tàu đã phiên âm đảo Chàm ở Quảng
Nam là Chiêm Phù Lao, phiên âm có sai đôi chút cũng còn gần sự thật, mà
sự thật có thể là Ph’lao. Thế nên trên biểu đối chiếu, trước tiếng Chàm,
chúng tôi để là Ph’lao là phỏng theo lối phiên âm của Tàu đời xưa mà
không so lại với lối đọc của Chàm thời nay, thấy là đã sai cả rồi khác rất xa
lối đọc cách đây mấy trăm năm của Chiêm Thành.
Nhưng người Mạ mà chúng tôi hồ nghi là dân Phù Nam sống sót lại đọc
là Cu-Rao, giống hệt Phi Luật Tân, chớ không là Pu-lô. Nhưng cũng có thể
là vì sống chung với ta mấy trăm năm, họ biến giọng đi.
Chỉ cần 50 năm là một dân tộc đọc sai cả rồi. Hiện người miền Nam, chịu
ảnh hưởng của Pháp đọc Ph giống F trong khi Ph Việt Nam khác xa F
không như trong ngôn ngữ của Pháp.
Các cô ca sĩ đầu tiên cách đây 25 năm đều xuất thân ở trường đầm. Họ đọc
I giống hệt của Pháp. Họ được hoan nghinh hóa ra ngày nay đa số người
Việt miền Nam đọc chữ I đã sai rồi. Chữ Ch cũng vì các cô đó mà sai tuốt,
các cô đọc như Ti của Pháp.
Những địa danh Chàm ở Trung Việt, được Pháp ghi trong dư đồ Việt
Nam chưa lâu, thế mà nay không còn ăn khớp với lối đọc của Chàm nữa, ta
biết được nó là gì, chỉ nhờ thuở xưa nó giống Nam Dương, và ta đã học
tiếng Nam Dương nên mới truy ra được, chớ cả một số người Chàm cũng