- Ai biết đâu!
Ta đã lôi Ai từ ngôi thứ nhứt xuống ngôi thứ ba, có lẽ chánh phạm là vua
Hùng Vương. Quả thật thế, Kita của bọn đợt II, chỉ có vua mới được dùng,
mà vua Hùng Vương thì không có đại danh từ nào khác hơn là Ai. Vậy
muốn phân biệt cái ngôi thứ nhứt của vua và dân, vua Hùng Vương đã vay
mượn Kita. Sau, vua tổ ta mất rồi thì loạn trong ngôn ngữ, dân chúng cũng
trèo đèo nói Kita, rồi biến thành Tôi, Tao, v.v. Ai mất ngôi, bị ai lôi đi đâu
tha hồ mà lôi.
Sự trèo đèo nầy giống sự trèo đèo của Lê Văn Duyệt, dùng đại danh từ
thứ nhứt là Cô, y như vua, và dùng danh từ Làng để gọi mộ cha mẹ, chỉ vì
ngài Lê ở quá xa vua, cũng như dân Lạc Việt ở quá xa Hùng Vương khi vua
Hùng Vương thứ 18 bị diệt.
Trở lại với người Mạ. Danh từ U của ta, mà cũng là đại danh từ, để trẻ
con dùng gọi mẹ, chúng tôi không tìm thấy trong nhóm Mã Lai nào cả, mà
chỉ có mặt trong ngôn ngữ Mạ mà thôi dưới hình thức Uu, có nghĩa là Vợ,
mẹ, đàn bà và hình thức Uuru, có nghĩa là giống cái. Mà đừng tưởng đó là
ảnh hưởng qua lại. Người Việt miền Nam không bao giờ dùng tiếng U cả,
còn người Việt miền Bắc thì lại cách trở họ đến hai ngàn cây số, bao nhiêu
rừng sâu núi thẳm, và mấy chục thứ dân khác không có danh từ đó.
Tuy đã được các nhà dân tộc học biết rõ, họ có tánh cách cổ sơ nhứt
trong bao nhiêu người Thượng ở điểm nầy là họ không ưa sự gần gũi với
bất kỳ nhóm dân nào khác, không ưa ảnh hưởng ngoại lai, rất sợ chung
đụng với bên ngoài. Đó là nhóm Mã Lai có khuôn mặt đều đặn nhứt nơi
nét, và hợp chủng với người ta một đời là họ trắng trẻo ra ngay.
Vì tánh cách chống ngoại lai của họ mà chúng tôi mới tìm nguồn cội của
loại từ trong ngôn ngữ của họ, và mới thấy biệt sắc lạm dụng loại từ Con,
sự lạm dụng nầy, có thể là dấu hiệu của thời mới có loại từ, tức lâu đời, ít