Loại từ Con thì chỉ có Mã Lai đợt I là có mà thôi, còn Mã Lai đợt II tuyệt
đối không. Nhưng nhóm Mạ ở Nam Kỳ thì đặt loại từ ấy bất kỳ danh từ
nào: con Trời, con đá, con cá, v.v. khác hẳn ta ngày nay. Có lẽ xưa kia, ta
cũng thế.
Nhưng cũng chỉ có nhóm Mạ là dùng quá loạn loại từ Con, còn các nhóm
Mã Lai đợt I khác thì chỉ đặt nó trước cầm thú mà thôi.
Không hiểu sao chi Âu tức Thái lại biến nó thành danh từ và có nghĩa là
Người. Chúng tôi tự tìm hiểu. Xin phân tách danh từ kép: Người ta. Nguyên
thỉ, danh từ nầy phải có nghĩa là kẻ khác, vì Ta là Ta đây, thì Người ta phải
là kẻ không phải là ta. Vậy danh từ Người phải là tĩnh từ và có nghĩa là
Khác. Người ta = Ta Khác.
Thế thì Kon mới đúng là Người nguyên thỉ, còn Người chỉ là tĩnh từ mới
bị biến thành danh từ về sau thôi.
Có lẽ chính hai bọn Lạc bộ Chuy và Lạc bộ Trãi đã biến Người Tĩnh từ
thành Người Danh từ, và biến Con danh từ thành Con loại từ, không biết
vào thời nào và vì lẽ gì. Mà như vậy loại từ Con của ta cũng không có lâu
đời gì hết, sánh với lịch sử 5.000 năm của dân ta.
Giáo sư Trần Ngọc Ninh bảo rằng loại từ của ta không thể hoán chuyển
được, nhưng rõ ràng ca dao ta đã hát:
“Cái cò, cái vạc, cái nông”.
Thế thì loại từ Cái đã bị ta dùng rất loạn, để chỉ cả con người nữa, giống
hệt nhóm Mạ đã loạn với từ Con, với những con Trời, con đá của họ.
Nếu ta nói Cái nông được, chắc ta đã nói Cái Trời, Cái đá. Những nhận
xét trên đây cho thấy rằng Cái và Con quá mới, không có lâu đời gì hết, mà
bằng chứng khó chối cãi là Khả Lá Vàng không có Con, Cái, trừ Con Gái,