NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 763

Nhiều người cho rằng ở Bắc tên làng thường là chữ Nho kèm theo một

tên Nôm chỉ nghề nghiệp hay đặc thù của làng đó.

Nhưng thật ra thì không phải luôn luôn như vậy.

Xin lấy thí dụ tên Nôm của làng Tả Thanh Oai. Đó là làng . là gì?

Là một dụng cụ dùng để chống cái xe khi bò hay ngựa, trâu được mở ra
khỏi ách.

Làng nào cũng biết chế tạo cả vì trẻ con làm dụng cụ đó cũng được thì

đâu cần cả một làng Tả Thanh Oai chế tạo cái ấy.

là một danh từ Mã Lai có nghĩa khác.

Sông Mã là sông gì? Ở đó không có ngựa nhiều hơn nơi khác đâu. Ảma

là danh từ Mã Lai đợt II, có nghĩa là Vàng. Chắc chắn ngày xưa sông Mã có
vàng và người Mường ở đó gọi là sông Ảma.

Một nhận xét đặc biệt

Trong tất cả các nhóm Mã Lai đợt I, hay đợt II gì đều không có loại từ

Cái, trừ Việt.

Theo nghiên cứu của giáo sư Trần Ngọc Ninh thì ta phải hiểu rằng loại từ

Cái, có đã lâu đời lắm, có từ thuở ngôn ngữ ta vừa mới phôi thai. Nhưng cái
Việt ngữ phôi thai ấy, ta đã thấy, đó là ngôn ngữ của người Khả Lá Vàng,
mà người Khả thì không hề có loại từ Cái.

Theo chúng tôi quan niệm thì đó chỉ là tiếng Tàu mà ta mới bắt chước

sau Mã Viện đây thôi, nhưng vì ngộ nhận mà ta biến nó thành loại từ,
(Hán Việt) cũng được Quan Thoại gọi là Cá, Quảng Đông đọc là , nhưng
nó chỉ là một danh từ có nghĩa là Đơn vị.

Thế thì đó là vay mượn quá mới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.