NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 761

Chơn mà không nói Cẳng. Có ai lấy gạch Bát Tràng xây ao cho nàng rửa
Cẳng hay không?

Trong khi đó thì đợt II, Chàm và Nam Dương nói Cẳng trời thay vì Chơn

trời, và làm thơ nói đến cái Cẳng của nàng, họ vẫn nghe nó hay như
thường.

Còn Giò là danh từ của thổ trước Mê-la-nê nên lại còn bị khinh rẻ hơn,

thường dùng để chỉ chơn thú vật, hoặc chơn người, nhưng với ý miệt thị
hay đùa cợt: Tướng học trò mà giò ăn cướp.

Vấn đề Chơn, CẳngGiò, cho ta thấy một điểm triết lý ngộ nghĩnh là

quan niệm về cái hay, cái đẹp của con người sai cả, vì nó dựa trên những
yếu tố bậy bạ.

Trong văn chương Việt, ai mà dám viết: “Cẳng nàng quá đẹp” thì sẽ bị

người ta chưởi là dùng danh từ thô và quê.

Nhưng ở Nam Dương thì họ viết như vậy và thấy là hay là đẹp vô cùng.

Và nếu họ biết danh từ Chơn, chắc họ sẽ dùng để chỉ chân thú.

Có người Việt Nam nào viết: “Vết cẳng của hai bà Trưng trên các chiến

trường chống xâm lăng” hay không? Không. Họ phải viết “Vết chân” mới
yên thân với độc giả.

Người Chàm cũng cảm thấy rằng danh từ Chơn của ta là dị kỳ thô lậu,

quê mùa. Đối với họ Cẳng mới là hay và sang.

Khoa thẩm mỹ còn phải tự chỉnh lý mới xong, Chơn, Cẳng hay Giò gì,

thật ra chẳng có từ nào hay hơn từ nào cả, nó chỉ hay đối với riêng lỗ tai của
một nhóm người mà thôi, bởi dân Mê-la-nê nghe rằng danh từ Giò thơ
mộng vô cùng và sang cả vô cùng chớ không phải như ta để danh từ đó để
nói Giò heo, Giò gà.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.