NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 762

Và khi ta thâm lậm văn hóa Tàu quá rồi thì nghe danh từ Hoa của Tàu là

hay còn danh từ Bông của Mã Lai là dở, chớ thật ra thì hai thứ cũng như
nhau, Sơn thủy không làm sao mà hay hơn Non nước được, nhưng các cụ
thì cứ nghe rằng Tranh sơn thủy hay hơn Tranh non nước.

Khi ta coi rẻ Cẳng hơn Chơn thì đợt II hẳn là không văn minh bằng đợt I

vào thuở đó. Khoa khảo tiền sử nói đợt I thuở di cư, chưa biết nông nghiệp,
nhưng ta phải hiểu rằng suốt 2.500 năm sống ở Bắc Việt, trước khi bọn đợt
II đến, họ đã tự lực tiến lên, bằng chứng là người ta đã tìm được lưỡi rìu tay
cầm bằng đồng pha, tại núi Voi.

Chúng tôi nói Mã Lai đợt II kém hơn đợt Hùng Vương vào năm đó. Quả

thật thế, mãi cho đến năm nay (1970) mà họ chỉ có độc danh từ Prụt để chỉ
Bụng, RuộtDạ dày.

Nhưng đừng tưởng là họ kém lắm đâu. Ba trào đại danh tiếng của ta, trào

Đinh, trào Lê, trào Nguyễn đều xuất phát từ xứ Mường (đợt II), và người
Chàm, đa số là đợt II, vẫn oanh liệt trên một ngàn năm.

Như vậy trào Lê và trào Nguyễn đánh Chàm thì chỉ là đợt II đánh đợt II,

chớ không phải đợt I đánh đợt II đâu nhé. Mà cũng tại đợt II đã cất binh
đánh đợt II là Đinh Bộ Lĩnh trước nhứt.

Nhờ ngôn ngữ đối chiếu mà ta biết được những địa danh vô nghĩa của ta

thật ra có nghĩa gì.

Sông Côi (tức Hồng Hà) là sông gì? Côi là cái cối. Đó là danh từ của Mã

Lai đợt II mà ta mượn rồi bỏ dấu sắc.

Sông Côi lại nắm tay với sông Đuống. Mà Đuống là gì kia chớ?

Đó cũng là danh từ của Mã Lai đợt II, có nghĩa là lúa gạo. Cối ở gần lúa

gạo là ổn lắm rồi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.