Nhờ thế mà man di các nước khác phải lui binh.
Man di Việt đã có ý thức quốc gia rồi, lại biết đoàn kết nữa, và không
phải họ bỏ nước cho dân Trung Hoa mà không chiến đấu anh dũng như hồi
họ còn ở Hoa Bắc.
Tả Truyện lại cho biết có vài chi tiết nữa rất là quan trọng đối với việc
tìm tòi của ta: Nhóm Việt lãnh đạo liên minh đó tên là nhóm Bộc Việt vốn là
dân Bách Bộc ở trên Hoàng Hà chạy xuống đó.
Xét tự dạng của tiếng Bộc thì như thế nầy. Chữ ấy viết y như là tên của
con sông Bộc ở giữa tỉnh Hà Nam và Sơn Đông.
Theo Tối tân Trung Quốc phân tỉnh đồ thì sông Bộc bắt nguồn trên Cao
nguyên Sơn Đông rồi chảy qua Hà Bắc, Hà Nam, và tại Hà Nam nó đổ vào
sông Hoàng Hà. Thế là một phụ lưu của sông Hoàng Hà vậy.
Theo tự điển Từ Hải thì sách Bách Bộc Điền cho biết rằng Bách Bộc là
chủng tộc danh, và theo Lệ sử dân thì Bộc thị tức Bách Bộc chi tộc.
Còn Nhỉ Nhả thì định nghĩa rợ Lạc định cư từ lưu vực sông Bộc ra đến
biển Đông và lên đến cực Bắc Trung Hoa.
Vậy Bộc Việt chỉ là bọn Bách Bộc ở trên sông Hoàng Hà di cư xuống mà
bọn Bách Bộc thì lại có địa bàn ăn khớp với địa bàn của dân Lạc Đình, tức
Lạc bộ Trãi.
Thế thì ngay ở Hoa Bắc vào thời thượng cổ, ta đã là Bách rồi, nhưng
không là Bách Việt mà là Bách Bộc. Danh xưng Bách Bộc chỉ là danh xưng
mà Tàu đặt ra, lấy địa bàn làm ngữ nguyên, chớ không lấy chủng tộc, Lạc
kia, mới có ngữ nguyên chủng tộc.
Vậy Cửu Lê = Bách Bộc = Lạc = Lai di