đợt II, họ không hề nói đến trống đồng.
Sự kiện trên đây không ăn khớp lắm với truyền thuyết của người Mường
về trống đồng: là trống do người xâm nhập bằng đường biển đưa tới, và vua
Hùng Vương bắt chước kiểu vì ông vốn thuộc đợt I, tuy cũng tự lực tiến
đến đồng pha, nhưng không có chế tạo trống.
Nhưng cũng giải thích được cái u ám đó. Có lẽ bọn di cư bằng đường bộ
không mang lỉnh kỉnh đủ cả các vật theo, nhưng một nhóm kia, vốn đi bằng
đường biển từ Triết Giang có thể mang theo một hoặc vài cái.
Như thế thì kết luận của nhà khai quật O. Jansé đã sai bét là tổ tiên ta chỉ
biết dùng đồ đá mài thì Tàu tới nơi, dạy ta nghề kim khí, vào thời Chiến
quốc.
*
* *
Nhưng sau đó, trong thư tịch Trung Hoa, khối Bách Bộc, trong đó có Bộc
Việt, biến mất. Vì lý do nào, và rồi họ đi đâu, hay bị diệt chủng?
Như đã thấy, nước Sở nuốt lần hồi các quốc gia man di ở bờ Đông sông
Hán mà họ gọi là rợ Hán Đông. Nhưng Sở không thể nuốt hết vì họ không
đủ sức. Khối Bách Bộc có cả một vùng đất rộng lớn sau lưng họ để mà lùi
về đó.
Họ lùi về đó và lập quốc còn mạnh hơn nữa, nhờ hai ba quốc gia nho nhỏ
thống nhứt lại với nhau, được như thế vì họ đồng chủng và đồng văn hóa.
Ta tự hỏi Bách Bộc vượt sông Hoàng Hà và được Tàu đổi tên là Việt, chỉ
có họ không mà thôi, hay tại địa bàn mới vẫn có Việt nằm sẵn đó?
Hẳn là vẫn có Việt nằm sẵn đó. Đó là bọn cổ Mã Lai đợt II, có ngôn ngữ
khác bọn Bách Bộc chút ít mà ta đã thấy ở chương Ngôn ngữ tỷ hiệu. Bách