Những truyền thuyết khác, có khung cảnh ở ngay Bắc Việt thì tương đối
để giải thích hơn, nên chúng tôi không xét đến.
Nên nhớ rằng theo khoa khảo tiền sử thì bọn Nam Man “Điêu Đề” mà
Tống Ngọc nói đến, chỉ đi xuống lưu vực sông Nhị Hà để bổ sung cho các
đợt trước, chớ thật ra thì họ không phải là đợt đầu, vì đợt đầu là hậu duệ của
Xy Vưu, bọn lưỡi rìu tay cầm.
Chúng tôi có bằng chứng rằng họ không phải là đợt đầu, nhưng chúng tôi
phải theo dõi họ vì đó là nhóm Việt của ta, nhóm Việt Điêu Đề, tuy chỉ cho
thấy giai đoạn Nam thiên cuối cùng mà thôi nhưng ta vẫn thấy được cái giai
đoạn cuối ấy chớ còn giai đoạn Nam thiên đầu, lâu đời hàng 5 ngàn năm thì
rất khó theo dõi.
Dầu sao, bọn Lạc sau, cũng chỉ là bọn Lạc trước từ Hoa Bắc di cư xuống
vì Bách Bộc là Lạc Hoa Bắc, Lạc sông Bộc, là Đông Di, sử Tàu chép rõ
ràng là Lạc đó đã di cư, biến thành Lạc Tam Hàn Bộ Trãi, đúng y theo khoa
khảo tiền sử, vì Tam Hàn là Cao Cú Lệ, tức Cao Càn Ly và Tân La với lại
Bách Tế, tức Triều Tiên sau đó và Đại Hàn ngày nay.
Chỉ có cuộc di cư bằng đường bộ vượt sông Hoàng Hà thì khoa khảo tiền
sử không có nói đến, nhưng sử Tàu lại cho ta thoáng thấy bằng danh xưng
Bộc Việt ở Dương Tử liên hệ với Bách Bộc ở Bắc Hà Nam.
Mà bằng chứng quan trọng hơn nữa là ta thấy cả hai bọn đều đồng ngôn
với nhau: Trời, Trăng, Bông, Sông, Non, Cây, Lá, Cẳng (Chơn), Tay, Ma,
Mã, Mẹ, Cha (Nạ, Bố), v.v.
Ta theo dõi đợt hỗn hợp từ nãy giờ, vì đợt I không để dấu chân quá rõ,
nhưng rõ ra thì đợt hỗn hợp chỉ là hậu duệ của đợt I thì tức là y như ta theo
dõi thuở ban đầu rồi vậy, tức thuở Xy Vưu bị diệt, và Mã Lai bỏ xứ mà đi.
Ở chương tới chúng ta sẽ gặp người Điêu Đề ở Trường Sơn và nói tiếng
Việt tối cổ có màu da thổ chu (Xích Quỷ) cao 1m70, sống trong rừng và