NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 967

Nhưng không phải chỉ riêng có ta là có cả năm biệt sắc ấy mà tất cả dân

Đông Nam Á đều có.

Thành thử muốn biết ta là hậu duệ của nhóm nào, ta cần ít lắm là một biệt

sắc nữa.

Cái biệt sắc ấy, ông Lê Chí Thiệp nói là sự búi tóc mà dân Giao ở Nam

Dương tử có. Nhưng một bức ảnh trong sách nầy lại cho thấy rằng không
phải chỉ có dân Giao là búi tóc mà người Mã Lai Dravidien Nam Ấn cũng
búi tóc.

Hơn thế biệt sắc búi tóc lại không dính với nhiều chi tiết khác nó củng cố

mạnh thêm dây liên hệ giữa ta ngày nay và các nhóm ngày xưa có biệt sắc
thứ sáu.

Ông Lê đã viết chữ Dao với tử âm D khiến chúng tôi phải suy luận theo

ông mà nói đến người Hyas, tức người Mán, một chi của Miêu tộc đã di cư
đến Bắc Việt. Nhưng chúng tôi tin rằng là ông muốn nói đến dân Giao (G)
là người Giao ở sông Dương Tử. Nhưng Dao hay Giao gì cũng không thể
nối kết với dân ta được, vì búi tóc thì Nam Ấn có nhóm búi tóc đã cho thấy.

Chúng tôi nghĩ rằng biệt sắc Điêu Đề mà Tống Ngọc tả trong bài thơ

Chiêu hồn khi nói đến dân Việt ở Nam Thọ Xuân mới là biệt sắc quyết định
vì chỉ có họ và ta là có mà thôi, và biệt sắc đó lại bao gồm nhiều biệt sắc
khác nối kết dân Điêu Đề với dân Việt Nam hiện tại.

Vì thế mà khi tìm tài liệu, chúng tôi bám sát vào dân Điêu Đề.

Biệt sắc thứ sáu, Tàu không có nói là biệt sắc, nhưng có ghi. Đó là sự búi

tóc của dân Giao ở sông Dương Tử. Nhưng chúng tôi đã bác bỏ vì Mã Lai
Ấn, dân Dravidien cũng búi tóc, mà họ thì không là dân Giao.

Thế nên chúng tôi bám níu vào biệt sắc thứ sáu khác là sự Điêu Đề nó có

tánh cách quyết định nhiều hơn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.