NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 968

Và cũng nhắc lại những cái khoen nối kết:

A. Ở Nam Sở có man di Điêu Đề (Tống Ngọc).
B. Dân Giao Chỉ Điêu Đề (Xâm trán) (Từ Hải).
C. Binh sĩ của Đinh Bộ Lĩnh Điêu Đề (Mã Đoan Lâm).
D. Dân Âu Lạc Điêu Đề (Tư Mã Thiên).

Hiện nay ở cái địa bàn mà trước năm 1945, Tây gọi là Đông Pháp

(Indochine Francaise) còn những ai Điêu Đề?

Chỉ có hai nhóm người thật nhỏ là còn giữ tục đó. Đó là nông dân Chàm

sống hẻo lánh ở Bình Thuận và một thứ dân kia ở trên Trường Sơn, được
quen gọi là dân Khả?

Chúng tôi sẽ chứng minh rằng Chàm là Lạc Việt. Nhưng đó là một người

bà con, tuy cật ruột nhưng không thẳng dòng, nên chúng tôi theo dõi người
Khả tha thiết hơn.

Cũng nên biết rằng dân Lạc Hoa Bắc, con cháu của Xy Vưu không bao

giờ được tả hết, vì dưới thời Hiên Viên chưa có chữ mà trí nhớ của con
người thì rất giới hạn.

Vậy người Khả không bắt buộc phải là nhóm Mã Lai đợt II, mặc dầu họ

cũng Điêu Đề như người Chàm và như Việt Tống Ngọc. Chẳng những thế,
lại còn có bằng chứng rằng họ thuộc đợt I.

Ta là Lạc Hoa Bắc đa số, Ngôn ngữ Khả lại giống ngôn ngữ ta hơn là

ngôn ngữ Chàm (Hoa Nam) đã giống thì Khả phải là Lạc Hoa Bắc, tức Lạc
đợt I.

Từ bao lâu nay, ít ai biết người Khả, mà số người biết rằng người Khả có

xâm trán (Điêu Đề) lại càng ít hơn. Chỉ có một bài báo của ông Malleret là
có nghiên cứu tục Điêu Đề của một nhóm kia tên là Khả Ta Quảng Nam và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.