NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 970

mà đa số người trong giới bác học đoán là Óc Eo nhưng nhà bác học R.A.
Stein lại đối chiếu lời văn miêu tả với khung cảnh Bình Trị Thiên và thấy
rằng Kattigara phù hợp với Bình Trị Thiên mà không phù hợp với Óc Eo
(Tạp chí Hán học, Bắc Kinh, 1947).

Hơn thế, quyển Thủy Kinh Chú của Lệ Đạo Nguyên cũng tả một sự kiện

y hệt như Ptolémée, nhưng họ Lê thì đặt sự kiện ấy đích xác tại Cực Nam
Nhựt Nam (tức Bình Trị Thiên).

Sự kiện ấy nói đến một cuộc Thầm mặc giao dịch của một thứ dân kia ở

đó, họ buôn bán với dân bổn xứ bằng cách thầm mặc, tức chỉ để hàng hóa
rồi lánh mặt, rồi sẽ trở lại lấy tiền.

Nhưng tiền mà họ đòi hỏi phải là vàng nguyên chất và họ sành vàng cho

đến đỗi họ chỉ ngửi mùi là biết nó có quả thật là nguyên chất hay không.

Trong câu chuyện ấy có ba chi tiết khiến ta phải đặc biệt chú ý tới:

Việc thầm mặc giao dịch là lối cư xử của nhơn loại thời cổ sơ chớ vào

đầu Tây lịch thì không còn dân mà thầm mặc giao dịch nữa hết, và nếu còn
thì hẳn phải có một lý do rất quan trọng: thứ dân đó còn cần trốn tránh tất cả
mọi người.

Một dân tộc biết đòi hỏi thanh toán bằng vàng và sành xem vàng đến thế,

phải là một dân tộc văn minh, nhưng lại có thái độ kém hơn thổ dân kém
mở mang ở nơi đó nữa, thì thật là bí hiểm.

Thổ dân kém mở mang ở Trường Sơn gần lối đó, hiện nay được biết

thuộc ba chủng: Mê-la-nê, Négrito và Albinos (sẽ thấy ở một trang sau).

Vậy thứ người đó nhứt định không thuộc ba chủng thổ dân nói trên, ba

chủng ấy, cho tới năm nay vẫn chưa biết giá trị của vàng. Nhứt định họ
cũng không phải là người Chàm, vì vào thuở ấy người Chàm đã ra mặt làm
chủ nhơn ông ở đó không cần trốn ai cả.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.