NGUỒN GỐC MÃ LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - Trang 982

Tại ĐĐák Tô, ở các hông đồi, nước thường tự nhiên phún ra. Dân chúng

kê miệng vào đó uống như uống sữa mẹ, nên nơi đó gọi là ĐĐák Tô, tức
Nước Vú.

Và cũng nên biết rằng trong ngôn ngữ Mường, những chữ Dâu, Vu, Vú

cũng đều nói hết, thí dụ: Lá dâu họ nói là Lá Tô, cũng là .

Chúng tôi tin rằng Đắk Tô và Đắk Sút là địa danh Khả, vì năm 1948,

chúng tôi lên Kontum thì nhận thấy điều nầy. Người Thượng ở đó còn giữ
địa danh cổ Đắk Sút, nhưng chỉ Mật ong, thì họ nói là Đak ung, tức họ đã
bước từ Suk sang Ung (theo Việt), còn Khả thì không.

Ở chương ngôn ngữ, chúng tôi đã cho thấy rằng danh từ của các thứ dân

ở Kontum và Pleiku như Bà Na, Sơ Đăng, v.v. là danh từ Việt cổ nhưng bị
pha rất nhiều tiếng Miên vì về sau những nói đó trở thành thuộc địa Cao
Miên. Các ông Tây đã sai lầm mà cho rằng người Bà Na, Sơ Đăng là người
Miên.

Người Miên chỉ có tới số 5. Số 6 thì họ nói 5 với 1, còn người Bà Na và

Sơ Đăng là thuộc địa của họ lại có tới số 10 y như Việt. Thế là dân thống trị
kém hơn “Mọi” hay sao?

Ông A. Fraisse lại còn cho biết chi tiết nầy nữa là người Khả và người Sơ

Đăng ở Kontum nói chuyện với nhau được, tức họ không xa nhau lắm, cũng
như Nam Việt, Bắc Việt vậy thôi.

Mặt khác cổ sử Trung Hoa nói đến nước Đạo Minh ở đó lúc họ chưa nói

đến nước Chân Lạp ở đó, mặc dầu đó là địa bàn Chân Lạp về sau. Thế
nghĩa là Đạo Minh đã lập quốc rồi còn dân Khơ Me thì chưa di cư đến, chớ
không làm sao mà hai dân đều lập quốc tại độc một địa bàn được.

Ta lại có truyền thuyết về đèo Mụ Già kể chuyện ngày xưa hai nước Lạc

tranh chấp, rốt cuộc vua Hùng Vương mở cuộc thi chạy đua và lấy đèo Mụ
Già làm biên giới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.