sàn theo lối người Đông Sơn như các nhà lãnh đạo của họ hiện đang biết cất
để trú thân vào mùa mưa lũ. Họ sống y hệt như cầm thú.
Nhưng Khả Lá Vàng là Lạc đợt I hay đợt II? Chúng tôi đã chứng minh
rồi là họ thuộc đợt I vì tánh cách Mông Gô Lích, và ta còn tin chắc rằng họ
thuộc đợt I vì danh từ Người của họ không phải là ORANG như trong ngôn
ngữ Chàm và Nam Dương mà là P’Nùi.
Các nhà khảo tiền sử lại tìm được lưỡi rìu tay cầm từ cánh đồng Chum
xuống tới đó, mà vũ khí của đợt II lại chỉ là lưỡi rìu hình chữ nhựt.
Như vậy là đợt I, khi di cư tới thì đã lập ra hai quốc gia ở vùng đó nằm
cạnh nhau: Văn Lang và Đạo Minh. Đạo Minh kém hơn, vì địa bàn quá xấu
không tiến nhiều được như Văn Lang nên mới bị Khơ Me diệt vào cuối đời
Chu. Chúng tôi sẽ đưa ra bằng chứng là Khơ Me chỉ mới tới đó vào cuối
đời Chu, đó là chi tiết mà sử Tây và sử Tàu đều không biết.
Khả Lá Vàng là cái khoen nối kết người Điêu Đề của Tống Ngọc với
người Mường vì ngôn ngữ Việt của họ gần Mường mà xa ta, và nhờ ngôn
ngữ của họ mà ta biết chắc tiếng cổ Lạc Việt đa âm, y như tiếng Mã Lai,
hay nói cho đúng ra là nhị âm, vì thật ra tiếng Mã Lai cũng chỉ có nhị âm
thôi, tại các ông Tây mắc bệnh viết dính lại rồi cho là đa âm, với lại tại ảnh
hưởng Aryen đã đa âm hóa thật sự một mớ danh từ Mã Lai về sau Tây lịch.
*
* *
Chúng tôi đã cho đối chiếu danh từ Khả Lá Vàng ở chương Ngôn Ngữ,
nhưng cũng xin cho đối chiếu thêm một số danh từ nữa ở đây giữa Việt,
Khả, Mường, để cho thấy Khả cổ hơn Mường.