NGUYỄN DU (1766-1820) - Trang 5

Đại Nam Liệt Truyện viết: "Đến khi đau nặng, ông không chịu uống thuốc,
bảo người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi mất;
không trối lại điều gì."
Tác phẩm tiêu biểu
Ngoài Truyện Kiều nổi tiếng ra, Nguyễn Du còn để lại
- Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh
- Văn Tế Sống Hai Cô Gái Trường Lưu
- Thác Lời Trai Phường Nón (bằng chữ Nôm)
và ba tập thơ chữ Hán:
- Thanh Hiên Thi Tập,
- Nam Trung Tạp Ngâm, và
- Bắc Hành Tạp Lục.
Ðoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều)
Kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du là một truyện thơ nôm viết bằng thể lục
bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân,
Trung Quốc, gồm 3.254 câu thơ.
Hàng trăm năm qua, Truyện Kiều đã sống chan hoà trong đời sống của toàn
dân tộc. Không riêng gì Văn học Việt Nam, mà trong Văn học thế giới cũng
hiếm có tác phẩm nào chinh phục được rộng rãi tình cảm của đông đảo
người đọc, từ già đến trẻ, từ người có học đến quần chúng bình dân trước
đây phần lớn bị thất học, như Truyện Kiều.
Sở dĩ như thế là vì ngoài nội dung phong phú và sâu sắc của nó, Truyện
Kiều còn là một tác phẩm chứa đựng tinh hoa của ngôn ngữ dân TỘC.
Ở TRUYỆN KIỀU, NGÔN NGỮ BÁC HỌC VÀ NGÔN NGỮ BÌNH
DÂN đã kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau và phát huy cao độ những mặt
tích cực của nó. Một trong những thành công khác về mặt nghệ thuật của
Truyện Kiều là sự tài tình của nhà thơ trong cách sử dụng điển cố, điển
tích. Hơn 100 điển tích được cập nhật trong chuyên mục này sẽ giúp bạn
đọc hiểu thêm về tác phẩm Truyện Kiều cũng như ngòi bút tài hoa của nhà
thơ Nguyễn Du.
Nhận xét về Nguyễn Du và Truyện Kiều
Tiên Phong Mộng Liên Đường Chủ Nhân: "... Xem chỗ giấc mộng đoạn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.