NGUYỄN DU (1766-1820) - Trang 6

trường tỉnh dậy mà căn duyên vẩn gỡ chưa rồi; khúc đàn bạc mệnh gảy
xong mà oán hận vẩn còn chưa hả, thì dẩu đời xa người khuất, không được
mục kích tận nơi, nhưng lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút,
nước mắt thắm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm
ngùi, đau đớn như đứt ruột. Thế thì gọi tên là Đoạn Trường Tân Thanh
cũng phải."
"Ta nhân lúc đọc hết cả một lượt, mới lấy làm lạ rằng: Tố Như tử dụng tâm
đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có
con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào
có cái bút lực ấy...
Phong Tuyết chủ nhân: "Đem bút mực tả lên trên tờ giấy nào những câu
vừa lâm ly, vừa ủy mị, vừa đốn tỏa, vừa giải thư, vẽ hệt ra người tài mệnh
trong mười mấy năm trời, cũng là vì cái cảnh lịch duyệt của người ấy có
lâm ly, ủy mị, đốn tỏa, giải thư, mới có cái văn tả hệt ra như vậy...
Phạm Quỳnh: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn...
Dương Quảng Hàm: "trên từ các bậc văn nhân thi sĩ, dưới đến các kẻ
thường dân phụ nhụ, ai cũng thích đọc, thích ngâm và thuộc được ít nhiều...
Ca dao:
Đàn ông chớ kể Phan Trần
Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều...
Huỳnh Thúc Kháng: "(Truyện Kiều) về mặt mỹ thuật rõ là cực tốt, mà ở
trong đựng những vật có chất độc...
Georges Boudared:
"Few poets in the world have been able to acquire a profound resonnance
among their people like Nguyễn Du in Việt Nam. His Tale of Kiều is a
classic of Vietnamese literature, but a kind of classic that is well-known to
all people without exception"
Ít nhà thơ trên thế giới có khả năng đạt được tếng vang sâu đậm trong dân
chúng của mình như Nguyễn Du ở Việt Nam. Truyện Kiều của ông là cuốn
sách kinh điển của văn chương Việt Nam nhưng là một thứ kinh điển mọi
người đều biết không một ngoại lệ nào.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.