Cô đơn tại Trường An
Vào tiết thanh minh năm Kỷ Dậu (1789), Nguyễn Du đặt chân
đến vùng đất Trường An sau bao nhiêu ngày tháng độc hành, khi đi
ngựa, khi đi bộ, cũng có khi mệt mỏi, cùng nhiều lúc ốm đau, ăn
uống thì hết ăn nhờ biển đến sông vì trong trang phục cà sa, dân
chúng thường cúng dường món chay. Đến Trường An để thỏa khao
khát của kẻ sĩ muốn biết về trung tâm kinh tế và văn hóa lừng
danh của Trung Hoa thời cổ đại.
Trường An vốn là một tòa thành cổ, từ năm Hán Cao Tổ thứ năm
(202 TCN) đã xây dựng trị sự huyện ở đây. Đến hai năm sau, Hán
Cao Tổ thứ bảy thì định đô ở thành này. Từ đó về sau, Đông Hán,
Ngụy Quốc và Tam Quốc coi nơi đây là thủ đô phụ. Các triều Tây
Tấn, Tiền Triệu, Tiền Tần, Hậu Tần, Tây Ngụy, Bắc Chu đến
Tùy đều định đô ở đây. Bởi thế từ thế kỷ II (TCN) đến thế kỷ IX
(SCN), khoảng hơn một ngàn năm, Trường An vẫn là trung tâm của
Trung Quốc. Do địa vực thống trị của các triều đại phong kiến
Trung Hoa qua các đời vẫn không ngừng mở rộng, Trường An dần
dần trở thành một khu thành cổ già nua không giữ được vai trò thủ
đô nữa vì không đủ sức bao quát toàn quốc. Từ thời Tùy, người ta
xây dựng Lạc Dương, đến cuối thời Đường thì Trường An chỉ còn là
cố đô.
Trường An thời Nguyễn Du đến cũng chẳng còn những cung điện,
những lâu đài nguy nga bề thế. Những cung nổi tiếng như A
Phòng chỉ còn lại trong ký ức dân gian. Các cung điện khác thời Hán,
thời Tùy hay Đường cũng chỉ lưu lại dấu tích bằng những nền
gạch, góc tường hoang sơ, cô quạnh. Trường An chỉ còn lại những
chùa và cũng không ít phế tích chùa. Tuy nhiên, Trường An vẫn là
Trường An. Đó là một vùng đất chứng kiến không biết bao nhiêu