NGUYỄN DU TRÊN ĐƯỜNG GIÓ BỤI - Trang 102

Kinh Bát Nhã. Nguyễn Du là một con người ưu tư, là một nhà thơ suy
tư, là một mẫu người nghĩ nhiều hơn làm. Hướng theo những giá trị
văn hóa phương Bắc, Nguyễn Du hay lần tìm dấu vết của tiền
nhân, tưởng tượng ra những cuộc đối thoại với những con người của
quá khứ và đưa ra những nhận xét bất ngờ.

Trên chặng hành trình đến Trường An, Nguyễn Du đã đi qua

nhiều vùng có dấu tích kim cổ mà mỗi chốn đều có thể gợi lên
những chuyện đau lòng. Nguyễn Du đã đi qua sông Mịch Giang nơi
Khuất Nguyên trẫm mình và để lại bài thơ Ly tao bất hủ. Nguyễn
Du đễn chỗ Văn Thiên Tường tử tiết chống nhà Nguyên Mông, đi
qua Lỗi Dương thăm mộ Đỗ Thiếu Lăng, nhà thơ phản kháng chiến
tranh phi nghĩa quyết liệt nhất, qua đất Thanh Liên quê hương
của trích tiên, thi tiên Lý Thái Bạch lừng danh. Tại những nơi ấy,
Nguyễn Du tưởng như mình đã đồng cảm được bao chuyện vui
buồn của những danh nhân Trung Hoa mà anh biết qua sử sách.
Cũng tại những nơi này, nhà thơ trẻ Nguyễn Du đã không ít lần nói
lên những điều mình biết và cả những điều anh cho rằng nhiều
người không biết.

Một chiều dừng chân bên dòng sông Mịch. Hoàng hôn đỏ sẫm

hắt lên đám mây đen bạc cuồn cuộn phía trời tây, Nguyễn Du tưởng
tượng đó là một đám bụi khổng lồ đang cuồn cuộn bủa vây. Chen
chúc trong đám hỗn loạn mù mịt ấy là nhiều hạng người, đa số là
những kẻ mũ cao áo rộng, trên xe dưới ngựa, vừa đắc chí vừa vênh
vang. Họ đang dày đạp lên một đám người đen đúa gày gò, rách rưới,
đang tan tác xiêu vẹo. Dưới mặt sông loang loáng, có chỗ nước đen
kịt, có chỗ nước đỏ như máu tươi, Nguyễn Du bắt gặp một kẻ nhe cặp
răng sắc dài, đôi bàn tay móng vuốt đầy lông lá đang xé thịt một
bé trai bỏ vào mồm nhai, nuốt… Ngoảnh sang bên, anh lại thấy
một văn nhân áo xanh, mặt trắng… Đúng là Tống Ngọc rồi! Trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.